Phú Hòa (An Giang) Hội Thảo Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn Trong Ao Đất

Cá sặc rằn, còn gọi là cá rô tía da rắn hay cá rô tía Xiêm hay cá lò tho là một loài cá thuộc họ Cá tai tượng. Loài cá này là một món ăn quan trọng trong nền ẩm thực của nhiều nước, đồng thời nó cũng là một loài cá cảnh thông dụng.
Khô cá sặc rằn được xem như đặc sản vùng đồng bằng Sông Cửu Long, do chất lượng thịt thơm ngon, người tiêu dùng ưa chuộng. Vì vậy, nuôi cá sặc rằn thương phẩm càng ngày càng được nhiều nông dân quan tâm.
Nắm bắt được nhu cầu của nông dân, ngày 09/09/2014 dưới sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến Nông An Giang, Trạm Khuyến Nông huyện Thoại Sơn kết hợp với chính quyền địa phương thị trấn Phú Hòa đã thực hiện trình diễn mô hình nuôi cá sặc rằn trong ao đất.
Đến dự hội thảo có ông Phan Phi Hùng (trưởng trạm Khuyến Nông huyện Thoại Sơn), ông Trần Minh Huy (cán bộ kỹ thuật thủy sản của Trung tâm Khuyến Nông) cùng hơn 50 bà con nông dân và các Khuyến nông viên của các xã lân cận đến tham dự.
Mô hình được thực hiện từ tháng 03/2014 tại 2000m2 mặt nước ao của hộ ông Dương Văn Sắt ấp Thanh Niên, thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn. Qua hơn 6 tháng thả nuôi năng suất cá đạt 2,07kg/m2, trong đó 75% cá nuôi đạt kích cỡ 9 – 10con/kg, tỷ lệ sống: 85%. Kế hoạch đến tháng 11/2014 sẽ thu hoạch, dự kiến sản lượng được 4.136 kg, với giá bán hiện tại 57,500đ/kg, trừ hết chi phí lợi nhuận được khoảng 37 triệu.
Theo ông Sắt cho biết nuôi cá sặc rằn không khó lắm, về kỹ thuật khá đơn giản. Diện tích ao nuôi có thể nhỏ hơn tùy vào diện tích ao nuôi sẵn có, bờ bao phải cao để tránh ngập lụt. Trước khi thả cần phải cải tạo ao (vét bùn và phơi đáy ao), sau khi cải tạo xong tiến hành lấy nước vào và xử lý lại bằng Glu – RV 1- 2ngày trước khi thả cá giống con, mực nước ao nuôi khoảng 1,5 - 2m.
Về cá giống, trọng lượng khoảng 150 – 200con/kg là phù hợp để thả, mật độ cá con khi thả vào khoảng 20 - 30con/m2 là tốt nhất. Trong thời gian nuôi nên chú ý thay nước mỗi tháng từ 1 - 2lần, bổ sung men vi sinh tăng cường sức đề kháng và bổ trợ hệ tiêu hóa cho cá. Định kỳ 2lần/tháng bắt cá để kiểm tra tốc độ tăng trưởng và dịch bệnh.
Mô hình nuôi cá sặc rằn được rất nhiều nông dân quan tâm vì dễ nuôi và có hiệu quả kinh tế. Đây là một trong những mô hình mới nhằm chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, phá thế độc canh cây lúa, tạo ra sản phẩm có giá trị cao giúp người dân xóa đói giảm nghèo và từng bước vươn lên làm giàu.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 16-5, ông Doãn Văn Chiến - phó chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước - cho hay gần đây trên địa bàn tỉnh lại xuất hiện hiện tượng một số nhóm đối tượng thu mua lá điều khô, khiến dư luận có nhiều nghi vấn về mục đích thu mua này.

Sáng 6-6, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Bình Dương đã tổ chức Hội nghị tổng kết các chương trình, mô hình, dự án năm 2013 và định hướng giải pháp năm 2014. Chi cục BVTV Bình Dương đã triển khai thực hiện 21 mô hình và 9 dự án với tổng kinh phí thực hiện là trên 2,1 tỷ đồng.

Trước tình hình Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngày 14/5, tại cảng cá Thọ Quang, thành phố Đà Nẵng, tàu dịch vụ hậu cần và đánh bắt xa bờ mang số hiệu ĐNa- 90611 đã được hạ thủy, lên đường khai thác ngư trường Hoàng Sa.

Đó là nơi sinh trưởng của hàng chục loại rau thơm cao cấp có nguồn gốc nước ngoài và là trang trại rau thơm lớn nhất Đà Lạt - nơi cung cấp hầu hết các chủng loại rau thơm gốc nước ngoài cho các nhà hàng, khách sạn, hệ thống siêu thị phục vụ khách cao cấp. Đó cũng là trang trại của bà Phạm Thị Thu Cúc với thương hiệu Rừng hoa Bạch Cúc.

Thực hiện chương trình cải tạo vườn tạp, năm 2010, ông Nguyễn Công Tại, ở thôn An Quang Tây, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát (Bình Định), đã trồng 118 cây dừa xiêm trên diện tích 3.600 m2 đất vườn nhà.