Phú Bình (Thái Nguyên) có 109 trang trại chăn nuôi gà

Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng đàn gà mỗi năm của huyện đạt từ 10% trở lên. Các xã nuôi nhiều, gồm: Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Tân Hòa, Lương Phú…
Hiện trên địa bàn huyện có 3 hợp tác xã chăn nuôi gà thả đồi; trên 50 cơ sở sản xuất con giống; 109 trang trại và gần 10 nghìn hộ chăn nuôi gà với quy mô trên dưới 1 nghìn con/lứa; tạo việc làm cho khoảng 10 nghìn lao động; doanh thu mỗi năm từ gà đạt trên 100 tỷ đồng.
Nhiều gia đình không chỉ thoát nghèo, mà còn làm giàu, có thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm. Với việc được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Gà đồi Phú Bình”, huyện đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp để các tổ chức, cá nhân khi đủ các điều kiện theo quy định được sử dụng nhãn hiệu này trên sản phẩm của mình.
Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp từ vốn vay mượn, anh Giang Văn Dương (22 tuổi), ngụ ấp 3, xã Đồng Tâm (Đồng Phú - Bình Phước) đã mạnh dạn đầu tư 1,5 tỷ đồng mở trang trại nuôi ong lấy mật. Đến nay, anh Dương đã có 1.000 thùng ong cho thu khoảng 1,5 tỷ đồng mỗi năm.

Cách đây khoảng 10 năm, tại xã Khánh Hòa, các hộ gia đình trồng cam chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mặc dù cây cam đã có mặt ở đất Khánh Hòa khá lâu nhưng kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nhiều gia đình vẫn còn hạn chế. Việc trồng cam thời gian đầu chỉ để có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống, còn thu nhập chính của người dân chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp.

Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết, diện tích nhãn trồng ở miền Nam vào khoảng 34.000 ha, trong đó có nhiều diện tích đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Nhãn là loại cây có thể xử lý ra trái quanh năm, đáp ứng được số lượng lớn để xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện diện tích này đang bị bệnh chổi rồng làm giảm năng suất và diện tích.

Được đưa vào huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) trồng từ năm 2005, sau 10 năm "bén duyên", giờ đây táo Đài Loan trở thành cây ăn quả có giá trị kinh tế cao đối với các hộ nông dân. Đây cũng là đặc sản của vùng đất Lục Ngạn được người tiêu dùng gần, xa ưa thích.

Cây giảo cổ lam là dược liệu quý, sẵn có trong tự nhiên, với rất nhiều công dụng như bình ổn huyết áp, chống kết tụ tiểu cầu, làm tan huyết khối, ngăn ngừa sơ vữa mạch… Qua phân tích điều kiện tự nhiên, năm 2014, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) đã thực hiện mô hình trồng thí điểm cây giảo cổ lam tại xã Phương Viên.