Phòng Và Trừ Sâu Đục Trái Cà Tím

Ngoài sâu xám, rệp sáp, bệnh lở cổ rễ, bệnh đốm nâu, bệnh sương mai... cây cà tím còn bị sâu đục trái thường xuyên gây hại
Con trưởng thành của sâu đục trái là loại bướm nhỏ, sải cánh rộng 20-22mm, cánh màu trắng. Ban ngày chúng ẩn nấp dưới tán lá, trong các bụi cỏ dại trên ruộng hoặc xung quanh bờ, đường đi, chiều mát thể bay ra hoạt động. Sau vũ hóa khoảng một ngày, con trưởng thành bắt đầu giao phối, sau đó 2-3 ngày thì con cái bắt đầu đẻ trứng. Trứng được đẻ thành từng cụm ở mặt dưới của lá (thường ở lá thứ 4-6 từ ngọn xuống). Một con cái có thể đẻ vài chục trứng (cá biệt trên 200 trứng). Trứng dẹp, màu trắng sữa, xếp thành hình ngói lợp.
Sâu non 1-2 tuổi có kích thước rất nhỏ (dài 1,2-1,8mm), màu phớt xanh, có nhiều lông phủ; 3-4 tuổi có màu trắng đến hồng. Khi đẫy sức sâu có màu hồng đậm, có 4 sọc nâu, dưới bụng màu trắng đục. Sau khi nở vài ngày có thể đục phá trái cà tím.Vết đục nhỏ nên khó phát hiện. Sau đó, sâu ăn rỗng phần xốp thịt trái, lŕm cho trái bị hư, mất giá trị thương phẩm; trái bị hại nặng sẽ không sử dụng được. Trái bị sâu hại nếu gặp mưa dễ bị thối do chỗ đục bị bội nhiễm vi sinh vật. Ngoài đục trái, sâu còn phá hoại cành non, gây héo cành, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây. Sâu thường gây hại nhiều trong mùa mưa, nhất là vào thời kỳ có mưa lớn, ẩm độ không khí cao.
Khi đẫy sức sâu hóa nhộng trên ngọn cây, trên lá giá, trên thân hoặc dưới thảm thực vật. Nhộng dài 10-12mm, bọc trong hai lớp kén dày màu hồng đậm. Sau khi vào nhộng khoảng 2 tuần thì vũ hóa thành con trưởng thành.Để hạn chế tác hại của sâu, có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Sau khi thu hoạch cà tím cần dọn hết tàn dư của cây trên ruộng, đem tiêu hủy, đồng thời cày bừa kỹ để diệt nhộng.
- Kiểm tra ruộng thường xuyên, nếu thấy cành non hoặc trái cà bị sâu gây hại cần ngắt bỏ, tiêu hủy để diệt sâu đục thân ở bên trong
- Khi sâu đă chui vào bên trong trái thì việc dùng thuốc phun xịt ở ngoài thường không hiệu quả. Mặt khác vỏ trái cà rất mỏng, khi ăn thường không gọt vỏ, vì thế việc phun thuốc trừ sâu rất dễ gây độc hại cho người sử dụng. Do đó chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết và đặc biệt phải tuân thủ quy định về thời gian cách ly của thuốc
Có thể bạn quan tâm

2Lúa giới thiệu phương pháp trồng Cà Pháo. Cà pháo có thể được trồng ở độ cao đến 600 m. Ở Việt Nam, nó có thể trồng làm hai vụ: vụ sớm gieo hạt vào tháng 7 - tháng 8, thu hoạch vào tháng 11 – 12; vụ chính gieo hạt vào tháng 11 - tháng 12, thu hoạch quả vào tháng 3 – tháng 5

Giống trồng trong vụ Đông Xuân tương đối đa dạng như: giống địa phương, giống ấn Độ, SB3, và một số giống F1 của nước ngoài như S902, Delta, VL 2000, HP5, S901, ... Giống có thể thích hợp trồng trong vụ mưa là KBT4, số 12, SB2, S901

Thông thường khi trời lạnh, sương giá xuất hiện làm cho cà chua xanh bị rụng. Đây là hiện tượng rất phổ biến và để khắc phục, trước khi trời lạnh nên dùng nilon phủ cho cà chua từ chiều hôm trước đến buổi sáng hôm sau khi nhiệt độ ngoài trời tăng lên

Để giải vụ thu hoạch quả, nhiều bà con nông dẫn đã sử dụng một số giống cà chua trái vụ để trồng cả vụ sớm lẫn vụ muộn và đã cho lợi nhuận cao gấp 2-3 lần so với cà chua chính vụ. Tuy nhiên, do tác động của các yếu tố thời tiết không thuận lợi nên cà chua trái vụ rất khó trồng, hay bị nhiều bệnh gây hại như: héo rũ, héo xanh, vàng lá, thối quả…Chăm sóc cà chua trái vụ đúng kỹ thuật là một trong những phương pháp để cà chua sạch bệnh và cho năng suất cao.

Đó là các triệu chứng điển hình của bệnh xoăn lá virus. Bệnh này do virus gây ra và gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau, trong đó có nhóm cây rau thực phẩm bị hại nghiêm trọng nhất như cà chua, khoai tây, ớt, các cây họ bầu bí, các cây họ cà, thuốc lá, bông, đu đủ …Nếu không được phát hiện và có các biện pháp phòng trị kịp thời thì bệnh sẽ lan rộng, gây thiệt hại lớn làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm các loại rau quả, thậm chí có thể thất thu hoàn toàn.