Phòng trừ vòi voi đục cành trên cây xoài

Giới thiệu
Trên cây xoài có nhiều loài gây hại trên ngọn-cành. Trong đó loài vòi voi 1 Sybulus sp. gây hại hơn hết.
Nhận dạng và khả năng gây hại
Thành trùng có thân hình bầu dục tròn, kích thước thân 4-5 mm, cơ thể màu xám nâu, khi ở trạng thái đậu hai đốm hình bán cầu trên 2 cánh kết hợp lại thành 1 đốm tròn to, màu đen, nằm giữa lưng có đường kính khoảng 0,6 -1 mm, vòi dài rất cong, hợp thành 1 góc khoảng 450 so với bề ngang của đầu.
Ấu trùng màu trắng, đầu màu nâu vàng, không chân. Loài này gây hại chủ yếu ở giai đoạn ấu trùng.
Thành trùng thường đẻ trứng trên các cháng ba, đầu đọt của ngọn hoặc các vết nứt trên thân, khi nở các ấu trùng sẽ đục vào bên trong ăn phá hoặc khi có chồi mới xuất hiện từ đây ấu trùng sẽ ăn nơi chồi mới mộc ra làm cho cành khô đi và chết.
Biện pháp quản lý
Quan sát thấy chồi có triệu chứng cần loại bỏ ngay.
Sử dụng thuốc: Karate, Regent, Cyperan… phun định kỳ 7 ngày/lần khi cây ra đọt. Phun 2 đến 3 lần.
Có thể bạn quan tâm

Cây xoài non mới trồng trên đất tốt 2 – 4 năm tuổi trở lại không cần bón nhiều phân để tiết kiệm chi phí, chỉ chú ý phân bón thời kỳ 5 năm tuổi trở đi vì hầu hết xoài cho trái có hiệu quả cao từ giai đoạn này.

Hàng năm, vào mùa xoài trổ bông thường hay bị một loại rầy tấn công gây hại có thể làm rụng bông hàng loạt, giảm năng suất nghiêm trọng.

Trong điều kiện tự nhiên có 2 mùa (mùa mưa và mùa khô) phân biệt rõ rệt như ở các tỉnh Nam bộ, xoài rất dễ ra hoa. Tuy nhiên,để xoài ra hoa kết trái đồng loạt vào thời điểm thích hợp thì người ta phải áp dụng các biện pháp xử lý

Bệnh thán thư thường gây hại trên nhiều bộ phận: lá, ngọn, bông và trái xoài.

Xoài có tên khoa học là Mangifera Indica L, thuộc họ Anacardiacae. Xoài có rất nhiều giống, nhưng có 2 nhóm giống cơ bản là nhóm Ấn Độ (hạt đơn phôi) và nhóm Đông Nam Á (hạt đa phôi). Nhóm đơn phôi thường cho trái quanh năm.