Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Phòng Trừ Sâu Đục Thân Bướm 2 Chấm Hại Lúa Vụ Mùa

Phòng Trừ Sâu Đục Thân Bướm 2 Chấm Hại Lúa Vụ Mùa
Ngày đăng: 18/07/2013

Tên khoa học: Scirpophaga incertulas Walker. Là loại sâu hại chính gây hại trên lúa, ở vụ xuân gây hại chủ yếu trên trà xuân muộn, vụ mùa gây hại hầu hết các trà lúa đặc biệt trà lúa mùa trung, chính vụ và mùa muộn.

Đặc điểm hình thái, sinh học:

Trứng: đẻ thành ổ hình bầu dục trên có phủ một lớp lông mầu vàng nhạt ở giữa nhô lên. Mới đẻ trứng có mầu trắng sau chuyển mầu ngà vàng, sắp nở có mầu đen.

Sâu non: Tuổi nhỏ khi mới nở mầu nâu đen tuổi lớn có mầu trắng sữa.

Nhộng: khi mới hoá nhộng có mầu trắng sữa sau chuyển mầu vàng nhạt.

Trưởng thành: Đầu ngực và cánh trước có mầu nâu vàng nhạt hình tam giác, giữa cánh có một chấm đen, con cái cuối bụng có chùm lông mầu vàng nhạt.

Vòng đời sâu đục thân bướm 2 chấm có: 40 -50 ngày. Trứng: 5-8 ngày; sâu non 5 tuổi từ 22 – 30 ngày; nhộng 10 -12 ngày; thời gian ngài vũ hoá đến đẻ trứng 3 ngày

Ngài của sâu đục thân bướm 2 chấm có tính hướng sáng mạnh, vũ hoá về đêm sau đó giao phối ngay đêm đó. Ban ngày ẩn nấp hoạt động mạnh nhất từ 19 -23 giờ, mỗi ngài cái đẻ từ 1 đến 5 ổ trứng mỗi ổ có từ 100 – 150 quả, một năm sâu đục thân bướm 2 chấm có thể phát sinh 6-7 lứa. Trong điều kiện ấm nóng sâu phát triển mạnh.

Sâu non mới nở nhả tơ di chuyển xuống phía dưới đục qua bẹ lá vào thân cắt đứt đường vận chuyển dinh dưỡng gây rảnh héo giai đoạn lúa non và gây bông bạc khi lúa trỗ làm ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa, sâu non hoá nhộng ở trong thân cây lúa và vũ hoá từ đây. Mỗi sâu non thường gây hại một rảnh lúa.

Biện pháp phòng trừ:

Để phòng trừ sâu đục thân bướm 2 chấm cần sử dụng tổng hợp một số biện pháp sau:

1- Bón phân cân đối NPK không nên bón nhiều đạm và bón đạm kéo dài.

2- Bố trí cơ cấu thời vụ thích hợp, sau khi gặt lúa cầy lật gốc rạ phơi ải hoặc ngâm nướcđể diệt nhộng

3- Sử dụng các biện pháp thủ công như: Ngắt rảnh héo, ổ trứng, hoặc bẫy đèn đồng loạt bắt bướm

4- Phun trừ sâu bằng các loại thuốc hoá học khi sâu non mới nở hoặc sau bướm rộ 5-8 ngày bằng các loại thuốc như: Patox 95 SP, Regent 800 WG, Premathon TM 5SC, các thuốc thuộc nhóm Chlorpyrifos Ethyl như Tasodant...


Có thể bạn quan tâm

Chăm Sóc Và Quản Lý Ruộng Mạ Chăm Sóc Và Quản Lý Ruộng Mạ

Ở thời kỳ mạ non (từ gieo đến 3lá), mặt luống cần được giữ ẩm để rễ phát triển thuận lợi. Khi mạ có 4 lá đến nhổ cấy tùy theo thời tiết và sinh trưởng của mạ để quyết định chế độ tưới nước. Khi cần chỉ tưới nước vào rãnh để luống mạ đủ ẩm. Trước khi nhổ có thể tưới trước 5-7 ngày cho đất mềm, dễ nhổ, tránh đứt rễ.

19/07/2013
Kỹ Thuật Chăm Sóc Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Ở Lúa Xuân Kỹ Thuật Chăm Sóc Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Ở Lúa Xuân

Thời tiết năm nay rất thuận lợi cho việc cấy lúa xuân. Nhiệt độ bình quân trong ngày kể từ đầu tháng 2 đến nay đều đạt trên 15oC, tạo điều kiện thuận lợi cho lúa xuân bén rễ hồi xanh. Đến 23-2 diện tích cấy lúa xuân cơ bản hoàn thành.

25/07/2013
Lợi Ích Của Việc Trồng Đậu Nành Luân Canh Sau Vụ Lúa Đông Xuân Lợi Ích Của Việc Trồng Đậu Nành Luân Canh Sau Vụ Lúa Đông Xuân

Liên tiếp những vụ lúa sản xuất gần đây đã bùng phát dịch rầy nâu trầm trọng ở các tỉnh ĐBSCL, và một số tỉnh khác trong nước gây nên sự thiệt hại về kinh tế rất lớn và ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều nông dân. Theo báo cáo của cá Chi cục BVTV các tỉnh phí Nam đến đầu tháng 3, tổng diện tích lúa Đông Xuân nhiễm rầy nâu khoảng hơn 180 ngàn ha. Mật độ rầy từ 1000 – 2000 con.m2.

27/07/2013
Tự Chọn Giống Lúa Cho Vụ Mùa Tự Chọn Giống Lúa Cho Vụ Mùa

Vụ xuân 2008 sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do rét đậm rét hại kéo dài, nhiều diện tích mạ, lúa kể cả lúa nhân giống bị chết phải gieo cấy lại. Thời vụ thu hoạch lúa giống bị chậm và khả năng thiếu giống đã được đóng gói, chế biến cung ứng cho sản xuất vụ mùa.

31/07/2013
Thêm Cách Diệt Cây Lúa Bị Nhiễm Vàng Lá Thêm Cách Diệt Cây Lúa Bị Nhiễm Vàng Lá

Hiện nay rầy nâu (RN) đang gây ra dịch hại nguy hiểm nhất trên lúa ở vùng ĐBSCL. Chúng là mối đe dọa thường trực đối với ngành sản xuất lúa gạo trong vùng. Nguyên nhân cơ bản là trên đồng ruộng luôn có thức ăn là cây lúa nên chúng có cơ hội sinh sôi nảy nở và phát triển.

31/07/2013