Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng Trừ Sâu Cuốn Lá Nhỏ

Phòng Trừ Sâu Cuốn Lá Nhỏ
Ngày đăng: 08/07/2014

Thời gian qua, diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng kéo dài, trên lúa HT 2014 tại Nghệ An và Hà Tĩnh dịch sâu cuốn lá nhỏ (SCLN) đã phát sinh gây hại.

Tại Nghệ An có 9.500 ha nhiễm SCLN, trong đó 1.500 ha nhiễm nặng, tập trung ở các huyện Yên Thành, Diễn Châu, Đô Lương, Thanh Chương, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên. SCLN lứa 3 gây hại với mật độ phổ biến từ 20 - 50 con/m2, nơi cao 100 - 150 con/m2, cá biệt 200 - 250 con/m2, hiện nay sâu chủ yếu ở tuổi 3 - 5.

Dự kiến trưởng thành SCLN lứa 3 sẽ ra rộ từ ngày 7 - 12/7 và sâu non tuổi 1 - 2 của lứa 4 sẽ rộ từ 14 - 20/7. Ngoài ra mật độ rầy nâu, rầy lưng trắng hiện nay từ 20 - 50 con/m2 nơi cao 300 - 500 con/m2, dự báo trong thời gian tới rầy tiếp tục phát sinh gây hại.

Tại Hà Tĩnh đến ngày 25/6 trên địa bàn toàn tỉnh đã có 2.382 ha lúa nhiễm SCLN, trong đó các huyện Can Lộc 925 ha, Đức Thọ 500 ha, Thạch Hà 250 ha, Hồng Lĩnh 210 ha, TP Hà Tĩnh 280 ha...

Mật độ sâu phổ biến từ 30 - 50 con/m2, nơi cao 70 - 100 con/m2, cá biệt 150 - 250 con/m2, tỷ lệ phát dục sâu non tuổi 1 chiếm 20%, tuổi 2 chiếm 70%, tuổi 3 chiếm 10%. Điều kiện thời tiết và cây trồng đang thuận lợi cho sâu phát sinh gây hại và có nguy cơ thành dịch trên diện rộng.

Khu vực Bắc Trung bộ kể từ sau đại dịch SCLN vụ HT 2010 đến nay nguồn sâu ngày càng được tích lũy nhiều hơn và thường phát sinh ngay từ đầu vụ.

Trong đó SCLN gây hại vào giai đoạn cây lúa kết thúc đẻ nhánh - làm đòng (lứa 4 tại Nghệ An) là rất quan trọng, quyết định đến được - mất của mùa vụ, bởi giai đoạn này nếu mất đi lá nào là mất luôn lá đó vì khi cây lúa đã làm đòng thì không còn khả năng phục hồi nếu bị SCLN phá hại do không thể mọc thêm lá.

Mặt khác với diễn biến mật độ hiện tại như trên thì lứa sâu tới đứng trước nguy cơ mật độ sẽ cao và rất cao, tăng lên theo cấp số nhân.

Thường thì việc phòng trừ SCLN của nông dân nhiều nơi trong cả nước không riêng gì khu vực Bắc Trung bộ hiệu quả thường không cao, do tính chủ quan cũng như những hạn chế về kiến thức BVTV.

Ngoài thói quen phòng trừ muộn, đến khi đã thấy trắng lá mới phun (tuổi 3 - 5) thì một quan điểm sai lầm mà người nông dân thường mắc phải là xử lý các nhóm thuốc không chọn lọc ở gian đoạn lúa đẻ nhánh đã làm giảm mật độ thiên địch và sử dụng các thuốc dòng tiếp xúc khi sâu đã chui vào tổ hoặc đã tự cuốn tổ (tuổi 2 - 3).

Vì vậy để xác định chính xác thời điểm xử lý khi mật độ đến ngưỡng gây hại kinh tế, bà con phải nắm vững các kiến thức sau: Vòng đời SCLN kéo dài trong khoảng từ 25 - 30 ngày, tùy theo nhiệt độ môi trường. Với nhiệt độ trên 30 độ C thì vòng đời có thể rút ngắn xuống còn 22 - 25 ngày.

Sau khi thấy trưởng thành ra rộ trên đồng ruộng thì sau từ 3 - 4 ngày sẽ có sâu tuổi 1. Sâu non sẽ trải qua 5 tuổi (4 lần lột xác), mỗi tuổi kéo dài khoảng 3 ngày, nghĩa là sau khi thấy trưởng thành ra rộ thì sau 3 - 7 ngày là thời điểm phòng trừ thích hợp nhất.

Nếu xác định được ngày xuất hiện lứa trước, thì lứa sau sẽ xuất hiện sau 25 - 30 ngày sau đó. Nếu ở giai đoạn đẻ nhánh phát hiện sâu khi lá đã bị trắng thì không nên phòng trừ nữa mà sau đó 2 tuần phòng trừ là thích hợp nhất, vì lúc đó là tuổi 1 của lứa tiếp theo.

Nên xử lý thời điểm sâu tuổi 1 - 2, khi sâu tuổi lớn hơn thì việc phòng trừ sẽ không hiệu quả do lúc đó sâu đã chui vào tổ hoặc nhả tơ cuốn tổ thuốc sẽ không tiếp xúc được với sâu, mặt khác sâu ở tuổi 3 - 4 thì cơ bản lá lúa đã bị trắng, mất hết phần thịt lá chỉ còn lại gân lá thì kể cả các thuốc nội hấp lưu dẫn cũng không thể hấp thụ và lưu dẫn được.

Khi sâu đã bước sang tuổi 4 - 5 thì lớp kitin trên cơ thể sâu dày hơn làm giảm khả năng bám dính hấp thụ thuốc, sang tuổi 5 cơ bản sâu ngừng ăn nên khi các thuốc tác động theo đường tiêu hóa không phát huy được tác dụng.

Các thuốc phòng trừ SCLN gồm hai dòng chính là tiếp xúc và nội hấp. Nếu sử dụng các dòng tiếp xúc như Ebamectin benzoate (Proclaim 1.9EC), Lamda-cyhalothrin (Karate 2.5EC)… thì phun khi sâu mới xuất hiện. Nếu sử dụng dòng nội hấp lưu dẫn như Chloratraniliprole (Voliam Targo 063SC, Virtako 40WG) thì có thể phun ngay khi trưởng thành ra rộ, hoặc từ sau khi trưởng thành ra rộ đến khi sâu non tuổi 3. Đối với các vùng có thêm áp lực rầy nên sử dụng Virtako 40WG, các vùng có thêm áp lực nhện gié nên sử dụng Voliam Targo 063SC để tiết kiệm chi phí phòng trừ rầy và nhện gié.

Liều lượng khuyến cáo tối ưu: Virtako 40WG từ 60-75 gram/ha, Voliam Targo 063SC từ 0,4 - 0,6 lít/ha, Proclaim 1.9EC từ 0,15 - 0,2 lít/ha, Karate 2.5EC từ 0,4 - 0,5 lít/ha. Lượng nước phun phải đảm bảo 400 - 500 lít/ha.


Có thể bạn quan tâm

Sơ-ri Gò Công khẳng định vị thế Sơ-ri Gò Công khẳng định vị thế

Sơ-ri là cây trồng truyền thống, thích hợp thổ nhưỡng nhiễm mặn nặng của vùng đất Gò Công (Tiền Giang). Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, sơ-ri Gò Công giờ đây đã khẳng định được vị thế của mình.

22/04/2015
Trồng màu trái vụ thu nhập khá Trồng màu trái vụ thu nhập khá

Trồng hoa màu trái vụ thường gặp rất nhiều khó khăn do phụ thuộc vào thời tiết, tuy nhiên với vốn kinh nghiệm canh tác, lại biết nắm bắt được diễn biến của thời tiết, áp dụng các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu mà nhiều nông dân ở thôn Kim Long, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã có thu nhập khá từ các mô hình trồng hoa màu trái vụ.

22/04/2015
Tìm đường tiêu thụ cho hành tím Sóc Trăng Tìm đường tiêu thụ cho hành tím Sóc Trăng

Để giúp một lượng lớn hàng tím của người dân Nam bộ đang dồn ứ trong kho, ngành đường sắt quyết định miễn phí cước tàu hỏa từ Nam ra Bắc cho nông dân. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp cấp bách, mang tính tạm thời vì muốn tiêu thụ hàng chục nghìn tấn sản phẩm này cần phải có những phương án bao tiêu dài hơi và căn cơ hơn.

22/04/2015
Xây dựng mô hình trồng bắp lai trên nền đất lúa kém hiệu quả Xây dựng mô hình trồng bắp lai trên nền đất lúa kém hiệu quả

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long vừa triển khai dự án “Xây dựng mô hình trồng bắp lai trên nền đất lúa kém hiệu quả” tại xã Vĩnh Xuân (Trà Ôn).

22/04/2015
Hơn 1000 ha lúa xuân bị bệnh vàng lá chưa rõ nguyên nhân Hơn 1000 ha lúa xuân bị bệnh vàng lá chưa rõ nguyên nhân

Hiện nay trên các trà lúa xuân tại nhiều địa phương trong tỉnh Nghệ An xuất hiện hơn 1000 ha lúa bị nhiễm vàng lá, tập trung chủ yếu ở Nam Đàn 350 ha, Diễn Châu gần 400 ha, Quỳnh Lưu trên 250 ha và nhiều huyện đồng bằng, một số xã thuộc huyện miền núi thấp.

22/04/2015