Phòng Trừ Chuột, Ốc Bươu Vàng Và Cỏ Dại Đầu Vụ Lúa Hè Thu

Việc phòng trừ chuột, ốc bươu vàng và cỏ dại hại lúa ở đầu vụ lúa hè thu là cần thiết và có hiệu quả vì chúng sống tập trung hơn và số lượng cỏ dại ít hơn.
![]() |
![]() |
I- PHÒNG TRỪ CHUỘT
1- Đặc điểm sinh học:
Mùa khô chúng thường sống tập trung trong hang ở các bờ mẩu, bờ đìa.
Chuột hoạt động mạnh và gây hại vào ban đêm, có thể di chuyển xa khoảng 2 km để tìm thức ăn và thường đi theo các đường mòn cố định.
Chuột rất tinh khôn và có tính đa nghi.
Chuột sinh sản 1 năm từ 3-4 lứa, mỗi lứa trung bình từ 6-10 con. Thời gian đẻ nhiều từ tháng 4-5 và tháng 11-12. Chuột con sau 2 tháng thì bắt đầu đẻ tiếp.
Chuột tấn công nhiều loại cây trồng, nhưng ăn thì ít mà phá thì nhiều. Ngoài ra còn truyền bệnh cho người.
2. Biện pháp phòng trừ:
- Biện pháp canh tác:
Hạn chế nguồn thức ăn của chuột:
Cố gắng gieo trồng và thu hoạch từng tiểu vùng phải tiến hành đồng loạt trong thời gian ngắn.
Hạn chế nơi cư trú và sinh sống của chuột bằng cách không để đất hoang hóa, hạn chế các cồn gò, lùm bụi... giữa các cánh đồng lúa.
Dọn sạch cỏ bờ, đốt rơm rạ để hạn chế nơi cư trú của chuột.
- Biện pháp cơ lý:
Dùng hệ thống bẫy cây trồng kết hợp với rào cản và lồng hom để bắt chuột.
Cách làm: Mỗi cánh đồng 10-15 ha, gieo 1 ruộng lúa (thơm) có diện tích 1.000 m2 thời vụ gieo sạ sớm hơn lúa đại trà 15-20 ngày, làm hàng rào ni-lông bao quanh ruộng (cao 0,7 m) và đặt từ 4-8 lồng hom để bắt chuột.
* Lưu ý: Biện pháp này có ưu điểm là chủ động, sạch môi trường, rẻ tiền, bắt chuột sống và hạn chế mật độ ngay từ đầu vụ, trong vụ và cả vụ sau. Nhưng chi phí cho 1 bẫy tương đối lớn, đòi hỏi phải có nhiều người kết hợp cùng làm.
Sử dụng các loại bẫy như: bẫy lồng, bẫy sập.
Đào hang tốt nhất tiến hành lúc chuột vào hang sinh sản.
Săn đuổi: có thể dùng chó săn bắt, hoặc dùng rào chắn và lồng hom đuổi bắt chuột.
- Biện pháp sinh học:
Bảo vệ các loài chim, thú, rắn là thiên địch của chuột như: chim cú, chim cắt, mèo, trăn, rắn...
Tăng cường nuôi các động vật ăn và săn bắt chuột như: chó, mèo, trăn, rắn...
- Biện pháp dùng thuốc:
Rat K 2%: Trộn với mồi (lúa ngâm ủ, gạo, cua, ốc...). Đặt nơi đường đi hoặc gần miệng hang chuột. Liều lượng một gói (10 g) trộn với 1 kg bả mồi.
Storm: Thuốc dạng bả viên. Đặt nơi đường đi, miệng hang, bụi rậm, nơi có chuột, đặt khoảng cách 5-10 m 1 viên, liều lượng 100 viên/ha.
Biorat: Thuốc vi sinh dạng bả mồi. Đặt nơi đường đi hoặc gần miệng hang chuột, thời gian đặt buổi chiều tối, khoảng 2-5 m 1 bả, liều lượng 25-50 g/bả.
* Lưu ý: Các loại thuốc chuột đều rất độc cho người và gia súc, nên chỉ sử dụng khi thật cần thiết và trước khi đặt phải thông báo rộng rãi cho mọi người xung quanh khu vực biết, sau mỗi buổi sáng phải thu gom lại, khi tiếp xúc với thuốc phải mang găng tay.
II- PHÒNG TRỪ ỐC BƯƠU VÀNG
1- Đặc điểm sinh học:
Ốc bươu vàng là loại ốc có con đực và con cái. Ốc cái thường lớn nhanh hơn ốc đực. Khi ốc trưởng thành, nắp miệng ốc đực vểnh lên, trên nắp miệng có những đường vạch đen, trong khi đó ốc cái có nắp miệng rộng và lõm. Ốc cái trưởng thành nhìn qua vỏ mỏng có thể thấy buồng trứng màu hồng bên trong. Chúng là loại ốc sống ở nước ngọt.
2- Biện pháp phòng trừ:
Đặt phên lưới chắn các luồng nước ra vào để bắt ốc ở đó.
Bắt ốc và diệt trứng ở các ao, mương bao theo khuông hộ gia đình, dùng đèn soi bắt ốc ban đêm.
* Chỉ dùng thuốc khi cần thiết nếu có mật sốc ốc cao trên 5 con/m2. Dùng một trong các loại thuốc sau:
Deadline Bullets: Liều lượng 10-15 kg/ha (Deadline 40%).
Padan 4H: Liều lượng 30-40 kg/ha (Vicarp)
* Lưu ý: Trước khi sử dụng thuốc cần tháo cạn nước chỉ còn 5-7 cm thuốc mới đạt hiệu quả cao.
III- PHÒNG TRỪ CỎ DẠI
Cỏ dại tranh chấp thức ăn với cây lúa, là nơi trú ẩn của mầm sâu bệnh và làm giảm giá trị nông sản.
Trên ruộng lúa cỏ dại gồm 3 nhóm:
Nhóm cỏ hòa bản: Lá dài, hẹp, có gân song song, thân cỏ toàn rỗng, có đốt (lóng), lá xếp trên thân thành 2 hàng 2 bên, ví dụ: cỏ gạo, cỏ đuôi phụng...
Nhóm cỏ lác: Lá dài, hẹp có gân song song, thân cỏ có hình tam giác, đặc không có đốt (lóng), lá đính trên đầu thân xếp thành 3 hàng, ví dụ: cỏ cháo, cỏ chác, cỏ lác...
Nhóm cỏ lá rộng: Lá bề ngang rộng có nhiều hình dạng và cách sắp xếp của lá trên thân khác nhau tùy từng loại cỏ, ví dụ: cỏ bồng bồng (xà bông), cỏ đồng tiền, rau mác, rau bợ...
Biện pháp phòng trừ:
Cày ải phơi đất để diệt mầm móng cỏ dại.
Làm cỏ bằng tay và công cụ.
Sử dụng thuốc diệt cỏ khi mật độ cỏ nhiều./. v
Có thể bạn quan tâm

Với mục tiêu thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, mới đây, Thái Nguyên đã xây dựng kế hoạch hành động với 8 nhiệm vụ cụ thể, trong đó có 6 nội dung sẽ thực hiện trong 2 năm (2014 và 2015) và 2 nội dung được thực hiện hằng năm.

"Khi Trung Quốc ngừng thu mua chắc chắn doanh nghiệp sẽ chết 100%, vì nếu không bị lệ thuộc cũng rơi vào tình trạng bị ép giá không có lãi"- Bầu Đức nói.

Gia đình anh Dương Văn Hòa ngụ ấp Tân Thuận, xã Tân Hòa, huyện Lai Vung thu hoạch lúa xong lấy rơm ủ lấy nấm. Anh Hòa cho biết, vào thời điểm này, diện tích đất thu hẹp do lũ nên có rất ít người trồng nấm. Nhờ đó, nấm rơm bán được giá khá cao, từ 28.000-30.000 đồng/kg.

Sản lượng thủy sản 5 tháng đầu năm 2014 ước đạt 43.746 tấn, tăng 7,13% so với cùng kỳ năm 2013 (khai thác 22.705 tấn, tăng 6,52%; nuôi trồng 21.041 tấn, tăng 7,79%). Các cơ sở sản xuất, dịch vụ giống thủy sản đã sản xuất trên 170 triệu giống thủy sản và dịch vụ 120 triệu giống thủy sản.

Toàn tỉnh hiện còn gần 3.000ha lúa hè thu chưa thu hoạch và gần 30.000ha lúa thu đông đã xuống giống. Do đang vào cao điểm của mùa lũ nên nhiều diện tích lúa của tỉnh đang có nguy cơ thiệt hại. Hiện nay, nỗ lực bảo vệ lúa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các địa phương.