Phòng Trừ Chuột Hại Lúa

Lúa xuân ở miền Bắc đang sinh trưởng giai đoạn đẻ nhánh - đứng cái, điều kiện thời tiết vụ xuân ấm hơn so các năm trước kết hợp nguồn thức ăn trên đồng ruộng phong phú thuận lợi cho chuột sinh sản tích lũy số lượng lớn và gây hại mạnh.
Tính đến nay toàn khu vực các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế có hàng nghìn ha lúa bị chuột gây hại với tỷ lệ phổ biến 4 - 5%, cao 15 - 20%, cục bộ có nơi 40 - 50%.
Chuột gây hại tập trung những vùng cao cưỡng không chủ động nước, gần gò đồi, ven làng, vùng bán sơn địa; những ruộng lúa giai đoạn đẻ nhánh vị chuột gây hại không có khả năng đền bù sẽ ảnh hưởng đến năng suất sau này. Ngoài ra chuột còn gây hại trên một số cây trồng khác như lạc, ngô, rau màu...
Để chủ động trong công tác phòng trừ chuột nhằm ngăn chặn mức độ gây hại, cần tập trung một số giải pháp kỹ thuật sau:
- Biện pháp canh tác: Phát quang bờ, bụi rậm, gò đống,... làm mất nơi cư trú của chuột. Ruộng gần làng, gần đường, gần khu nghĩa trang,... thường xuyên bị chuột gây hại nặng, quây rào ni lông xung quanh, kết hợp đo rọ bắt chuột.
- Biện pháp thủ công: Đào hang, đổ nước, hun khói, xông hơi bằng đất đèn, soi đèn... Dùng các loại bẫy bắt thủ công như: Bẫy kẹp, bẫy lồng, bẫy dính...
- Biện pháp sinh học: Khuyến khích người dân nuôi mèo, bảo vệ thiên địch của chuột như rắn, các loài chim... Sử dụng chế phẩm sinh học như dùng Boirat đặt nơi có chuột thường qua lại, chuột mới phá hại, đặt cả ngoài đồng, trong nhà, kho tàng.
Cách sử dụng Biorat: Dùng 20 - 50 gr đặt trong khoảng từ 2 - 5 m ngay cửa hang trên đường mòn chuột thường qua lại, đặt thuốc vào buổi chiều, không để ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Khi mở gói thuốc ra nên dùng hết một lần. Không trộn lẫn Boirat với các loại bả khác.
- Biện pháp hóa học: Dùng thuốc Storm 0,005% block bait: Đặt bả storm trước miệng hang chuột hoặc dọc đường chuột hay qua lại, nơi chuột cắn phá, cứ cách 2 - 4 m đặt 1 - 2 viên, cách 7 ngày kiểm tra các điểm đặt bả 1 lần để bổ sung bả ở các nơi chuột đã ăn. Dùng thuốc Forkeba 20%: Trộn 1 gói (2 gr) với một phần mồi như cám bột, gạo, ngô, lạc, cá... đặt mồi ở những chỗ chuột thường qua lại.
Lưu ý khi đánh thuốc cần thông báo rộng rãi trong khu dân cư, tổ chức thu gom mồi thừa, xác chuột chôn cẩn thận đảm bảo an toàn cho người, động vật nuôi và môi trường. Tuyệt đối không dùng thuốc chuột Trung Quốc là thuốc ngoài danh mục không được phép sử dụng.
Có thể bạn quan tâm

Ở giai đoạn để nhánh (22-25 NSS) và làm đòng (42-45 NSS), sử dụng bảng so màu lá để điều chỉnh lượng phân đạm cần bón. Loại phân sử dụng và lượng phân bón từng loại cho từng giai đoạn sinh trưởng của lúa được khuyến cáo như trong bảng ở phần cuối của Quy trình.

Bẫy hom là một cái lồng hình hộp chữ nhật có khung bằng sắt, một đầu gắn hom (giống như hom của lờ bắt cá) xung quanh bằng lưới sắt mắt cáo. Chiều dài bẫy hom là 60cm, chiều rộng và chiều cao từ 25-30cm, miệng hom hướng ra phía ngoài. Bên ngoài chân hàng đào một rãnh nhỏ chứa nước để khi chuột muốn leo qua hàng rào vào bên trong phải bơi qua rãnh nước, lông bị ướt, sẽ trơn trợt không leo vào được.

Thực tế cho thấy, việc xác định lượng phân bón cung cấp cho cây trồng đảm bảo đủ và cân đối phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhu cầu của cây trồng, đặc điểm đất đai, điều kiện thời tiết… Vì vậy, nông dân cần tìm hiểu, đánh giá một cách kĩ lưỡng và chính xác những yếu tố này khi bón phân cho cây trồng.

Đây là hiện tượng cây lúa bị ngộ độc hữu cơ do quá trình chuẩn bị đất quá ngắn, không kỹ dẫn đến rơm rạ từ vụ trước chưa kịp phân huỷ hoặc phân huỷ không hoàn toàn gây nên.

Khi bệnh mới phát sinh thì ngọn lá lúa biến vàng, ngọn lá đỏ khô. Bệnh nặng thì nhiều lá phía trên bị vàng đỏ đến 1/3 lá, cây lúa ngừng sinh trưởng, đẻ nhánh ít, bộ rễ thối đen có mùi tanh hôi, rễ mới không phát sinh.