Phòng Trừ Bệnh Lem Lép Hạt Lúa

Bệnh lem lép hạt làm biến màu vỏ hạt lúa, có thể gây hại trên vỏ trấu hoặc bệnh trong hạt. Trên vỏ hạt, triệu chứng thay đổi tùy loài vi sinh vật gây hại và tùy mức độ nhiễm bệnh. Triệu chứng bệnh là những vết nhỏ màu nâu đen, hoặc là những mãng nâu bao phủ cả vỏ hạt. Bệnh nặng làm toàn thể vỏ hạt nâu đen, hạt gạo bên trong bị lép hoặc bị biến màu, đôi khi có mùi mốc. Ở đồng bằng sông Cửu Long bệnh rất phổ biến, gây hại đáng kể cho vụ lúa hè thu và thu đông, khi lúa đang trổ mà gặp mưa bảo, sau đó nắng hạn, ruộng bị chua phèn, thiếu nước. Tỉ lệ thiệt hại có thể lên đến 15-20%.
Bệnh do nhiều loài nấm phối hợp gây hại, có thể chia làm hai nhóm chính: nhóm nhiễm vào hạt trên đồng ruộng trước thu hoạch và nhóm xâm nhiễm trong quá trình tồn trử sau thu hoạch. Nhóm nhiễm vào hạt trước thu hoạch gồm các loài nấm như Pyricularia grisea, Alternaria padwickii, Gibberella fujikuroi, Curvularia lunata, Fusarium noniliforme, Phoma sorghina, Helminthosporium sp., Sarocladium sp., Nigrospora spp... Nấm Fusarium noniliforme sẽ theo hạt giống, gây hại vào giai đoạn mạ thành bệnh mạ đực hay bệnh lúa von (Gibberella fujikuroi). Ngoài ra rệp gié cũng là tác nhân tham gia làm lép hạt vào giai đoạn trổ, lúc ruộng khô nước. Nhóm nhiễm vào hạt sau thu hoạch gồm Aspergillus sp., Penicillium sp., Mucor sp. Rhizopus spp.
Mỗi loài nấm đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng, điều kiện nhiệt độ và ẫm độ khác nhau. Ở ngoài đồng, bệnh nhiễm vào hạt chủ yếu vào giai đọan trổ đến trước khi thu hoạch. Việc thu hoạch chất lúa thành mớ ngoài đồng, hoặc để lâu chưa kịp suốt, lúa chất thành đống mà gặp mưa thì thiệt hại sẽ rất lớn. Các loài nấm sẽ phát triển rất mạnh khi ẫm độ không khí trên 65%, nhiệt độ 30-35 độ C. Trong quá trình tồn trử, nếu ẫm độ hạt vượt quá 14% thì hạt lúa dễ bị các loài nấm tái xâm nhập, chất lượng hạt rất kém, khi xay chà hạt bị bể, gãy vụn, không đãm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngoài việc làm giãm phẫm chất và sức sống hạt giống, nhóm mốc có thể tạo độc tố trong hạt gây độc hại khi ăn.
Để giảm thiệt hại do bệnh lem lép hạt gây ra trong vụ lúa hè thu, Bà con nông dân cần lưu ý như sau:
- Sử dụng giống xác nhận, sạch bệnh, không lẫn tạp chất
- Áp dụng kỹ thuật canh tác theo chương trình "Ba giảm-Ba tăng" như gieo sạ với mật độ vừa phải (100-120 kg giống/ha), bón cân đối N-P-K, cung cấp phân đạm theo nhu cầu cây lúa, không bón thừa phân đạm vào giai đọan làm đòng đến lúc nuôi hạt, sử dụng thuốc trừ bệnh đúng thời điểm.
- Nên phun thuốc trước trổ 10 ngày và sau dứt trổ 5 ngày: Anvil 5 SC, Rovral 80 WP, Copper-B 75 WP, Tilt super 300 ND, Carban 50 SC, Appencarb super 50 FL, Benzimidine 50 SC, Carosal 50 SC, Super Humate Sen vàng... với nồng độ theo khuyến cáo.
- Để phòng ngừa bệnh lúa von, có thể xử lý hạt bằng Cruiser Plus 312 FS: pha 20cc thuốc với 2 lít nước phun lên 100 kg hạt giống, trộn đều trong giai đoạn ủ đến trước khi sạ khoảng 12 giờ
Có thể bạn quan tâm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung Ương, liên tiếp trong một vài tuần tới sẽ có nhiều đợt không khí lạnh tràn về kèm theo mưa tạo nên những đợt rét ngọt khu vực Bắc bộ và các tỉnh Bắc Trung bộ từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh. Nhiệt độ ban ngày có thể hạ xuống dưới 15 độ C, về đêm còn xuống dưới 13 độ C, độ ẩm không khí gia tăng lên trên 85%, trời càng rét sâu hơn.

Giai đoạn cây con (0-7 NSG): rút cạn nước trước khi sạ và giữ khô mặt ruộng trong vòng 3 ngày sau khi sạ, ngày thứ 4 cho nước láng mặt ruộng 1 ngày sau đó rút cạn để đảm bảo đủ ẩm bề mặt ruộng.

Bệnh lem lép hạt làm biến màu vỏ hạt lúa, có thể gây hại trên vỏ trấu hoặc bệnh trong hạt. Trên vỏ hạt, triệu chứng thay đổi tùy loài vi sinh vật gây hại và tùy mức độ nhiễm bệnh. Triệu chứng bệnh là những vết nhỏ màu nâu đen, hoặc là những mãng nâu bao phủ cả vỏ hạt. Bệnh nặng làm toàn thể vỏ hạt nâu đen, hạt gạo bên trong bị lép hoặc bị biến màu, đôi khi có mùi mốc. Ở đồng bằng sông Cửu Long bệnh rất phổ biến, gây hại đáng kể cho vụ lúa hè thu và thu đông, khi lúa đang trổ mà gặp mưa bảo, sau đó nắng hạn, ruộng bị chua phèn, thiếu nước. Tỉ lệ thiệt hại có thể lên đến 15-20%.

Ngài cái của sâu đục thân 5 vạch đầu nâu có tính hướng quang mạnh, ngài cái vào đèn nhiều hơn ngài đực. Mỗi ngài cái đẻ từ 3-4 ổ trứng (có 40-82 quả trứng/ổ) và số trứng của một con có thể đẻ là 124-210 quả nhưng chúng không bao giờ đẻ hết số trứng, sau khi chết bao giờ cũng còn từ 10-100 quả trong bụng và nếu nhiệt độ thấp, mưa gió nhiều thì số trứng còn lại trong bụng nhiều. Ngài của loại sâu này thích đẻ trên lúa xanh hơn trên mạ. Một năm sâu đục thân 5 vạch đầu nâu phát sinh 6 lứa. Điều kiện nhiệt độ thích hợp cho loài sâu này phát triển trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng là nhiệt độ thấp, chúng có thể phát triển bình thường trong môi trường lạnh.

(Tên khoa học: Nymphula depunctatus Guenee hoăc tên khác: Nymphula staynalis; Zebronia decasalis; Hydrocaupa depunctalis Guenee) Thuộc Họ: Pyralidae Bộ: Lepidoptera Đặc điểm hình thái: