Phòng trừ bệnh hại trên cây hoa lily
Được biết, hoa lily được nhập vào Quảng Nam từ năm 2005 ở một số địa phương như Hội An, Tam Kỳ, Duy Xuyên, Núi Thành… bước đầu đã tạo ra những làng nghề trồng hoa mới, giúp tăng thu nhập cho người sản xuất, phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, người trồng lily tại Quảng Nam hiện đang gặp khó trong việc phòng trừ các đối tượng dịch hại, nhất là bệnh thối ngọn, tập trung ở giai đoạn cây bắt đầu hình thành và phát triển nụ hoa, gây ảnh hưởng và tổn thất nguồn thu cho nông dân; bệnh gù đầu (lở cổ rễ); rệp gây hại…
Theo Th.S Nguyễn Văn Tân, qua thời gian thực nghiệm, nhóm nghiên cứu đã phát hiện nguyên nhân gây hại, chủ yếu là bệnh thối ngọn trên cây lily không phải là do sinh vật gây hại mà chính là bệnh cháy sinh lý với nguyên nhân chính là do thiếu canxi ở cây trong giai đoạn hình thành và phát triển nụ. Bệnh chỉ phát sinh và gây hại ở một giai đoạn ngắn, khi cây phân hóa và hình thành nụ (25-30 ngày sau khi trồng) và tự ngừng hại sau đó. Qua thực nghiệm tại 3 nhà vườn trên địa bàn tỉnh, nhóm nghiên cứu đã tìm ra phương pháp bổ sung canxi và phân vi lượng cho cây lily nhằm hạn chế mức độ phát sinh gây hại của bệnh thối ngọn, giúp cây nhanh phục hồi bệnh hơn so với không bón…
Ban chủ nhiệm đề tài cũng đã mở 3 lớp tập huấn tại 3 địa điểm Hội An, Tam Kỳ và Duy Xuyên, thu hút 150 người dân tham gia; biên soạn và cấp phát 2.200 tờ rơi hướng dẫn kỹ thuật trồng và quản lý dịch hại trên cây hoa lily tại các vùng trồng hoa trên địa bàn tỉnh… Hoạt động này giúp người trồng và dự định trồng hoa lily có thêm những thông tin cần thiết, từ đó mạnh dạn đầu tư đối với loài cây trồng có tiềm năng này.
Có thể bạn quan tâm

Chị Lê Thị Nhật, chủ một trang trại heo ở thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội, cho biết khoảng 10 ngày nay, một số thương lái đã đến thu mua loại heo trên dưới 100 kg tại trang trại của chị. Mức giá cao hơn so với bình thường từ 7.000 - 10.000 đồng/kg. Các thương lái này cũng hẹn sẽ quay lại gom hàng khi số heo còn lại đạt đủ trọng lượng.

Cách đây khoảng 3 năm, số tiền cám mà chị Chu Thị Hoàn, thôn Tân Tiến, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế, đầu tư nuôi một nghìn con gà từ khi mới nở đến lúc xuất bán (khoảng 4 tháng) hết 40 triệu đồng, nhưng hiện nay đã tăng lên 70 triệu đồng. "Giá cám tăng chóng mặt, nhưng gia đình tôi vẫn phải nuôi vì trót vay vốn ngân hàng để đầu tư", chị Hoàn giãi bày.

Trang trại nuôi gà rừng của gia đình ông Lê Toái (xã Xuân Sơn, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) dần dần đã trở nên đông khách và thu hút rất nhiều hội viên Hội nông dân tham quan học tập bởi đặc điểm hết sức độc đáo so với gà nhà, với vóc dáng nhỏ bé, màu sắc khác thường và giá trị dinh dưỡng mang lại rất cao, được nhiều người ưa chuộng.

Những ngày này, tại một số cánh đồng lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, nông dân đang tất bật các công đoạn bơm nước, ngâm ủ giống và đã bắt đầu xuống giống vụ lúa Đông xuân 2013-2014. Tuy nhiên, việc xuống giống lúc này của người dân cũng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro trước tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết hiện nay.

Giá tiêu hiện ở mức khoảng 130.000-150.000 đồng/kg, tùy loại. Theo dự báo, giá tiêu có thể tăng thêm, bởi nhu cầu thế giới tăng, trong khi sản lượng tiêu ở các nước như Indonesia, Ấn Độ… đều giảm. Thế nhưng, niềm vui của người trồng tiêu trên địa bàn tỉnh không được trọn vẹn bởi điệp khúc “được giá - mất mùa”.