Phong trào xây nhà nuôi chim yến đã giảm sốt

Nguyên nhân chính có lẽ là do khả năng phát triển đàn của chim yến không theo kịp với tốc độ xây nhà nuôi trong giai đoạn quá “nóng” vừa qua.
Nhiều người đánh giá rằng, thu hút đầu tư vào địa bàn TX. Gò Công mạnh nhất những năm qua là vào việc xây nhà dẫn dụ và nuôi chim yến. Bởi nếu tính toán sơ bộ có thể thấy, mỗi căn nhà nuôi chim yến có vốn đầu tư ít nhất 1,5 tỷ đồng nên tổng giá trị đầu tư vào nhà nuôi chim yến đã lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Thực tế cho thấy rằng, chỉ trong khoảng thời gian ngắn, việc xây nhà nuôi chim yến được thực hiện rầm rộ ở các huyện phía Đông, tập trung ở TX. Gò Công, với quy mô mỗi nhà nuôi chim yến ngày càng lớn, có nhà lên đến 5 - 6 tầng. TX. Gò Công là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng nghề nuôi chim yến nhanh nhất của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Huy Điền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) cho biết, trong thời gian tới, Tổng cục Thuỷ sản sẽ khảo sát thực tiễn sản xuất và hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật nuôi tôm theo 2 giải pháp trên, nhằm phổ biến cụ thể đến bà con nông dân.

Hơn 23 năm hình thành và phát triển, nhưng nghề nuôi cá cảnh ở Tiền Giang đến nay vẫn dậm chân tại chỗ, mặc dù tỉnh có đầy đủ yếu tố cả về thiên thời và địa lợi. Nguyên nhân do đâu?

Từ đôi bàn tay trắng, vợ chồng anh Thạch Cảnh (người khmer) ở ấp Thạnh An Tư, xã Thạnh Thới Thuận, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng đã “vượt lên chính mình” để có cuộc sống sung túc...

Mùa này ra chợ, chỗ nào cũng có bán táo. Trước đây, có nhiều giống táo được bán lắm! Nhưng ít năm trở lại đây, người ta chỉ bán chủ yếu giống táo có quả to mà được gọi là đại táo. Gọi là “đại táo” cũng không ngoa.

Hàng chục năm qua, người dân nghèo ở các thôn Lập An, Loan Lý, Hót Mít, Hói Dừa… thuộc thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế) chỉ biết mò cua bắt cá trên đầm Lập An để sống qua ngày.