Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phong trào thực dưỡng

Phong trào thực dưỡng
Ngày đăng: 17/10/2015

Thực phẩm chính của thực dưỡng là các loại ngũ cốc và rau củ tự nhiên, trong đó, gạo lức và muối mè là hai thành phần cơ bản.

Một trong những lý do khiến phong trào này ngày càng cao xuất phát từ truyền miệng phương pháp này có khả năng chữa bệnh, vì thực chất nó là dưỡng sinh.

Như ông Phan Khải Định (khối phố Mỹ Thạch Bắc, phường Tân Thạnh, TP.Tam Kỳ) năm nay đã bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi” nhưng da dẻ vẫn còn hồng hào, khỏe mạnh.

Ông nói: “Cách đây 10 năm, sức khỏe tôi kém lắm.

Bệnh tật suốt, đi bác sĩ, bệnh viện quanh năm suốt tháng.

Rồi tôi bị tai biến bán thân, méo miệng, mắt trái xếch lên, má trái bị tê liệt, bác sĩ chỉ định điều trị bằng phương pháp châm cứu huyệt đạo.

Bệnh tật đỡ dần, sau đó, tôi được giới thiệu phương pháp “thực dưỡng” theo luôn đến giờ”.

Khi ông Định áp dụng phương pháp “thực dưỡng” một cách triệt để, sức khỏe ông được cải thiện dần, các chứng đau đầu cũng như triệu chứng khác của tai biến cũng hết hẳn.

“Nhiều người thấy tôi như vậy cũng đã bắt đầu tìm hiểu và thực hiện ăn theo phương pháp đó” - ông Định nói thêm.

Ngày càng có nhiều người tìm và sử dụng rau an toàn để làm quen với phương pháp “thực dưỡng”.

Chị Nguyễn Thị Kiều Liên (đường Cửa Đại, TP.Hội An) nói: “Tôi có nghe phương pháp này từ rất lâu nhưng chưa thực hiện.

Bây giờ thông tin thực phẩm không an toàn quá nhiều nên tôi bắt đầu tìm hiểu và làm quen dần.

Lúc đầu chỉ là những thay đổi về thực phẩm hằng ngày rồi từ từ thay thế dần dần”.

Hiện nay, có khá nhiều người trẻ đã và đang tập tành thực hiện.

“Ban đầu chắc chắn có những khó khăn nhất định vì cơ thể và khẩu vị vốn quen với nhiều loại thực phẩm: bánh kẹo, đường sữa, thịt, cá...các loại nên mình loại bỏ từ từ từng ý thích của khẩu vị.

Cái gì cũng kiên trì mới thành công được” - chị Tịnh Nguyên (xã Điện An, huyện Điện Bàn), chia sẻ suy nghĩ.

Theo phương pháp này, người dùng phải biết đặc tính của các loại thực phẩm, loại nào mang tính âm, loại nào mang tính dương để khi đưa vào cơ thể có thể quân bình âm dương.

“Ban đầu sẽ rất khó vì cơ thể xưa nay nạp nhiều loại thức ăn protein, dầu mỡ, đường, thức ăn nhanh...

nên sau một tuần chủ yếu ngũ cốc, muối mè, gạo lức… tôi bỏ cuộc.

Về sau, tham khảo nhiều nguồn, rõ ràng, rành mạch phương pháp thực dưỡng mình lên kế hoạch thực hiện hợp lý và thấy dễ dàng hơn” - chị Tịnh Nguyên nói.

Phương án của chị Nguyên đưa ra là tìm hiểu, mua và sử dụng thực phẩm có tính chất hữu cơ, trong quá trình trồng trọt không sử dụng chất kích thích, không phải là thực phẩm biến đổi gien...

Hiện nay, khi xu hướng theo phương pháp thực dưỡng có nhiều người tham gia kéo theo nhiều địa điểm, địa chỉ web bán thực phẩm an toàn xuất hiện như Thomfood, Xanhshop...

Không chỉ “thực dưỡng” cho người lớn, nhiều bà mẹ còn áp dụng phương pháp thực dưỡng khi nuôi con nhỏ.

Chị Hoàng Nhi (nhân viên TopCement, đang nuôi con nhỏ ở Tiên Phước), chia sẻ quan điểm, chị nuôi con bằng sữa mẹ và khi chuyển qua giai đoạn ăn dặm, chị tích cực tìm hiểu, cho con ăn dặm bằng các sản phẩm chế biến từ các loại ngũ cốc, rau củ trong tự nhiên, thuần giống.

Với những loại thực phẩm được truyền thông khuyến cáo là tốt, tích cực cho sự phát triển của cơ thể như sữa bột, sữa thanh trùng, vitamin...

chị Nhi thay thế bằng các loại sữa chế biến từ ngũ cốc, rau củ quả chứa chất tương tự.

“Thực ra chúng tôi vẫn thuộc số hiếm khi nuôi con theo phương pháp này nhưng sau khi tìm hiểu kỹ càng và khoa học, tôi vẫn kiên định làm theo” – chị Hoàng Nhi khẳng định.


Có thể bạn quan tâm

Tỷ Phú Cá Lồng Tỷ Phú Cá Lồng

Ông sinh ra và lớn lên tại vùng biển nghèo khó, thừa cát trắng, thiếu cơm ăn. Nhưng giờ đây, sau bao năm vật lộn với miền gió bụi, cát bay, ông đã trở thành tỷ phú nhờ nuôi cá lồng.

26/11/2013
Không Nuôi Tôm Thẻ Khi Chưa Có Điện Sản Xuất Không Nuôi Tôm Thẻ Khi Chưa Có Điện Sản Xuất

Trước thực trạng khai thác điện sinh hoạt để nuôi tôm thẻ chân trắng, gây hư hỏng nhiều công trình điện hạ thế và các thiết bị điện sinh hoạt của hộ dân, UBND tỉnh Sóc Trăng đã có cuộc họp với lãnh đạo Sở NN&PTNT, Điện Lực Sóc Trăng, lãnh đạo các huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên, Cù Lao Dung và Tx Vĩnh Châu thống nhất quan điểm chỉ đạo: “Nơi nào không có lưới điện 3 pha thì không nên nuôi tôm thẻ chân trắng”.

26/11/2013
7 Giải Pháp Phát Triển Ngành Thủy Sản 7 Giải Pháp Phát Triển Ngành Thủy Sản

Theo quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11, mục tiêu cụ thể của đề án là duy trì tốc độ tăng trưởng cao của ngành thủy sản, đồng thời nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của ngành thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng.

26/11/2013
1.776 Ha Diện Tích Nuôi Cá Tra 1.776 Ha Diện Tích Nuôi Cá Tra

Theo báo cáo của Sở NNPTNT Đồng Tháp, tính đến ngày 31/10/2013 diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh đạt 7.325,97 ha, trong đó cá tra: 1.776,71 ha; tôm càng xanh: 1.133 ha. Sản lượng thu hoạch đạt 358.965,77 tấn, trong đó cá tra: 310.516 tấn; tôm càng xanh: 529,11 tấn.

26/11/2013
Lồng Bè Nuôi Tôm Sẽ Ra Khỏi Vũng Rô Lồng Bè Nuôi Tôm Sẽ Ra Khỏi Vũng Rô

Người nuôi tôm hùm tại vịnh Vũng Rô đang đứng ngồi không yên khi thời hạn di dời lồng bè nuôi tôm tại đây đã hết, trong khi đó, họ chưa biết sẽ đi đâu, về đâu.

26/11/2013