Phòng Tránh Bện Thiếu Vitamin B6 Ở Gà

1. Nguyên nhân.
- Do khẩu phần ăn thiếu vitamin B6;
- Do khẩu phần ăn có hàm lượng protein cao mà hàm lượng vitamin B6 quá thấp. Trong cơ thể, vitamin B6 có tác dụng vận chuyển axit amin qua màng tế bào giúp cho việc tổng hợp protein và tổng hợp axit béo. Đồng thời còn chuyển hóa tryptophan, một loại axit amin thành axit nicotinic (Vitamin B3, PP).
2. Triệu chứng:
- Gà yếu, tăng trọng kém, lông xù xơ xác, giảm ăn, cánh sã, đầu chúi xuống đất;
- Triệu chứng thần kinh run rẩy toàn thân và run phần đầu của đuôi;
- Gà đi lại cứng nhắc và giật cục;
- Gà chạy nhảy lung tung và co giật mạnh, sau ngã lăn quay hoặc bật ngửa rồi chết;
- Gà mái kém ăn, đẻ giảm và tỷ lệ ấp nở giảm và phôi chết.
3. Chẩn đoán:
- Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng trên;
- Dùng vitamin B6 tiêm hoặc cho uống để điều trị chẩn đoán.
4. Phòng và trị bệnh:
4.1. Phòng bệnh:
- Trộn vào thức ăn vitamin B6 từ 5-7 mg/kg thức ăn;
- Hoặc bổ sung vào thức ăn một trong những premix vitamin có chứa vitamin B6 như Polymicine, Vitamino-200, Embavit, Vitaperos, Polyvit, Vitamix, Phylasol, Konvit, Helmix. Liều lượng trộn thức ăn hay pha nước uống giống như trong phòng bệnh thiếu vitamin A.
4.2. Trị bệnh:
Dùng vitamin B6 tiêm bắp liều 5mg/kg thể trọng/ngày. Liên tục 3-5 ngày. Hoặc pha nước uống liều 5-10 mg/kg thể trọng/ngày. Liên tục 5-10 ngày.
Có thể bạn quan tâm

Người nuôi cần chú ý ở tất cả các khâu chuẩn bị chuồng trại, chọn gà giống, kỹ thuật chăm sóc để mang lại hiệu quả cao nhất.

Rửa sạch nền chuồng, sát trùng bằng formol 2% hoặc Crezin, Hanlamid. Dùng cót cao 45cm làm tấm quây với đường kính vòng quây khoảng 2 – 4m

Quản lý thể trọng theo độ tuổi là chìa khóa để tối đa hóa hiệu quả lâu dài ở gà đẻ hậu bị.

Dinh dưỡng sớm ở gà con rất quan trọng để đáp ứng nhu cầu của chúng cho tốc độ sinh trưởng khởi đầu nhanh nhất cũng như sự phát triển của ruột

Giảm stress có 2 yếu tố chính, đó là quan tâm đến quyền lợi động vật và tất cả mọi thứ nhằm nâng cao hiệu suất chăn nuôi.