Phòng ngừa bệnh đường ruột trên tôm nuôi

Tôm nuôi bị thiệt hại do bệnh đường ruột.
Tại cuộc hội thảo về biện pháp phòng chống bệnh trên tôm nuôi trong mùa mưa, người nuôi tôm đã nêu nhiều ý kiến thắc mắc về bệnh liên quan đến bệnh đường ruột trên tôm nuôi. Bà con đã tốn rất nhiều chi phí để điều trị nhưng hiệu quả không cao, thạc sĩ Võ Văn Bé – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng cho biết:
“Bệnh đường ruột trên tôm thường liên quan mật thiết đến việc quản lý cho ăn và mật độ thả nuôi. Bệnh càng nghiêm trọng ở những ao dư thừa thức ăn, hệ thống cung cấp oxy không đạt yêu cầu… Để phòng ngưa bệnh này, trước khi thả giống bà con phải vệ sinh kỷ đáy ao, không cho tôm ăn dư thừa, duy trì hệ thống quạt nước sao cho hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi luôn ở mức thấp nhất.”
Thực tế người nuôi tôm đang đối phó với khá nhiều bệnh trên tôm nuôi, trong đó bệnh đường ruột biểu hiện ngày càng phức tạp, gây tổn thất không nhỏ cho tôm nuôi, ông Lê Văn Trọng ở xã Gia Hòa 1, huyện Mỹ Xuyên cho biết: “Bệnh đầu vàng đốm trắng trên tôm nuôi bà con đã có cách khắc phục, những vụ nuôi gần đây bệnh này cũng ít xảy ra. Nhưng hiện nay cái lo nhất là bệnh tôm chậm lớn, lớn không đồng đều và rồi tôm chết.”
Đây là bệnh gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi tôm, chủ yếu bà con nên có biện pháp phòng ngừa là chính, còn việc điều trị mang lại hiệu quả rất kém, thạc sĩ Võ Văn Bé – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng có những lưu ý sau:
“Đối với bệnh đường ruột do nhiều yếu tố biểu hiện có liên quan, không thể trị khi tôm phát bệnh mà bà con cần lưu ý đến biện pháp phòng ngừa là chính. Cụ thể như phải sử dụng kích thích tiêu hóa, xổ độc trộn thường xuyên cho tôm ăn…Thực hiện tốt việc sử dụng vi sinh làm sạch đáy ao để hạn chế thấp nhất mầm bệnh phát triển do ô nhiễm đáy ao gây ra. Đặc biệt hiện nay là giai đoạn tôm dễ bị bệnh đường ruột nhất.”
Người nuôi tôm tăng cường chạy quạt cung cấp oxy đủ yêu cầu để hạn chế bệnh đường ruột cho tôm.
Trung tâm Khuyến nông, các ngành chuyên môn của Sở NN&PTNT đang tăng cường các cuộc hội thảo chia sẻ kinh nghiệm với người nuôi tôm, giúp bà con hạn chế thấp nhất rủi ro ở giai đoạn cuối vụ nuôi, đây cũng là giai đoạn bất lợi cho tôm nuôi, do thời tiết mưa nắng thất thường.
Có thể bạn quan tâm

Đó là ý kiến kết luận của lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh tại Hội nghị do UBND tỉnh chủ trì nhằm đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội 04 tháng đầu năm 2014 và bàn một số nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện từ nay đến cuối năm 2014.

Tây Cốc là vựa chè của huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Từ lâu, người nông dân ở đây thâm canh cây chè trên diện tích lớn và cung cấp ra thị trường khối lượng chè lớn.

Mỗi năm anh Bằng xuất bán từ 5.000 - 6.000 rắn con, bán với giá 60.000 - 200.000 đ/con, trừ chi phí thu lãi từ 250 - 300 triệu đ/năm.

Mô hình tưới nước nhỏ giọt cho cây hồ tiêu và cây bưởi xanh vừa được Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) triển khai thí điểm tại 2 địa điểm ở phường Nghĩa Phú (Gia Nghĩa) và xã Nâm N’Jang (Đắk Song).

Ngày 6/5, Đội quản lý thị trường số 13 (Chi cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội) đã phối hợp cùng Phòng An ninh kinh tế (Công an thành phố Hà Nội) phát hiện và tịch thu 230.000 ống thuốc kích thích tăng trưởng thực vật có nguồn gốc Trung Quốc không được phép sử dụng trong thực phẩm.