Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phong Lưu Nhờ Phong Lan

Phong Lưu Nhờ Phong Lan
Ngày đăng: 08/05/2014

Anh Nguyễn Xuân Hùng (37 tuổi), ở tổ 4, thôn Dương Sơn, xã Hòa Châu, Đà Nẵng đã thành công với mô hình trồng hoa phong lan Mokara (xuất xứ từ Thái Lan) và có thu nhập 20 triệu đồng/tháng.

Anh Hùng kể, do kinh tế gia đình khó khăn, anh lên mạng tìm mô hình làm ăn hiệu quả và tình cờ thích mô hình trồng hoa phong lan Mokara tại huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh. Anh vào tận nơi học hỏi kinh nghiệm và được sự giúp đỡ tận tình của chủ trang trại.

Trở về Đà Nẵng, năm 2012, anh dồn hết vốn liếng và được Hội ND tín chấp vay thêm 45 triệu đồng. Anh đầu tư dựng nhà lưới, lắp đặt hệ thống tưới bằng vòi phun xoay và mua 500 cây phong lan về trồng. Sau 18 tháng, vườn phong lan của anh đơm bông rất đẹp. Mỗi tuần vài ba đợt, anh cắt những bông đã bung cánh giao cho các cửa hàng hoa ở phố.

Tích luỹ dần dần, anh Hùng nhân lên 2.000 cây phong lan Mokara. Từ đây, vườn phong lan cho anh lãi ròng 20 triệu đồng mỗi tháng. “Loại phong lan này trổ bông quanh năm. Khi bông đã bung cánh là cắt bán. Bông có thể chưng hơn 1 tháng” - anh Hùng cho biết.

Theo anh Hùng, phong lan Mokara hợp khí hậu thổ nhưỡng Đà Nẵng. Mỗi cây thường trổ 2 - 3 bông/đợt. Cắt bông này, khoảng 1 tháng sau đã thấy nhú lên bông khác. “Quan trọng nhất là tưới đều và chủ động phòng ngừa các loại nấm gây hại. Tôi duy trì đều đặn việc phun thuốc trừ nấm mỗi tháng 2 lần" - anh Hùng chia sẻ.

Hỏi về khâu tiêu thụ, nở nụ cười tươi, anh Hùng cho biết, không đủ đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tính ra, khi tất cả 2.000 cây phong lan cho thu hoạch, mỗi năm, anh Hùng có trong tay nửa tỷ đồng.

Anh Hùng cho hay, mô hình của anh được thành phố hỗ trợ đầu tư phát triển, nhân rộng. Sắp tới, anh sẽ mở rộng quy mô, phát triển mô hình lên 5.000 cây. “Nếu ai muốn trồng hoa này, có thể liên hệ với tôi. Tôi sẵn sàng chỉ dẫn kỹ thuật trồng, nơi tiêu thụ...” - anh Hùng chia sẻ.


Có thể bạn quan tâm

Phá Rừng Lim Để Trồng... Rừng Keo Phá Rừng Lim Để Trồng... Rừng Keo

Dân địa phương cho biết vùng này được gọi là “kho lim” của rừng Bãi Hà (Vĩnh Hà ngày nay). 20 năm trước rừng bị khai thác hết gỗ, những cây lim vừa bị đốn là lứa cây con vừa lớn lên. Ngay cạnh rừng lim mới bị đốn hạ, nhìn qua phía đông là một rừng keo với hàng chục hecta đã xanh tốt hơn 2 năm tuổi

03/11/2011
Vì Sao Sâu Đục Trái Bùng Phát Mạnh ? Vì Sao Sâu Đục Trái Bùng Phát Mạnh ?

Như NNVN đã phản ánh tình hình sâu đục trái cây có múi ở Kế Sách (Sóc Trăng). Tính đến đầu tháng 3/2012, huyện Châu Thành (Hậu Giang) cũng có tới 1.600/1.653 ha bưởi bị sâu đục trái tấn công, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng trái.

20/03/2012
Nuôi Thủy Sản Mùa Lạnh Nuôi Thủy Sản Mùa Lạnh

Các loại cá ít chịu lạnh, khi thiệt độ xuống dưới 15 độ C cá bỏ ăn, ngủ đông, chịu rét kém, dễ bi chết hàng loạt khi nhiệt độ thấp dưới 10 độ C: rô phi, chim trắng, rô đồng, tra, ba sa, cá lóc, cá chuối, trê lai, ếch đồng, cua đinh...

15/11/2011
Nuôi Vẹm Xanh, Lợi Ích Nhiều Mặt Nuôi Vẹm Xanh, Lợi Ích Nhiều Mặt

Những năm gần đây, môi trường nuôi trồng thủy sản ở nhiều đầm, vịnh, vùng cửa sông được cảnh báo có nguy cơ bị ô nhiễm, nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt do phát triển nuôi trồng thủy sản tự phát. Vấn đề bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản trong các đầm, vịnh, vùng cửa sông đang trở nên cấp thiết, được các cấp, các ngành và ngư dân quan tâm

20/11/2011
Cá Basa Việt Nam Cá Basa Việt Nam "Vượt Vũ Môn"

Cá tra, cá basa đã có ở Việt Nam từ trước năm 1975. Nhưng những năm 1980 - 1985 mới bắt đầu được thế giới biết đến khi có một công ty Úc qua Việt Nam tìm mua cá biển, cá thịt trắng và được giới thiệu cá basa.

09/02/2011