Phong Lưu Nhờ Phong Lan

Anh Nguyễn Xuân Hùng (37 tuổi), ở tổ 4, thôn Dương Sơn, xã Hòa Châu, Đà Nẵng đã thành công với mô hình trồng hoa phong lan Mokara (xuất xứ từ Thái Lan) và có thu nhập 20 triệu đồng/tháng.
Anh Hùng kể, do kinh tế gia đình khó khăn, anh lên mạng tìm mô hình làm ăn hiệu quả và tình cờ thích mô hình trồng hoa phong lan Mokara tại huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh. Anh vào tận nơi học hỏi kinh nghiệm và được sự giúp đỡ tận tình của chủ trang trại.
Trở về Đà Nẵng, năm 2012, anh dồn hết vốn liếng và được Hội ND tín chấp vay thêm 45 triệu đồng. Anh đầu tư dựng nhà lưới, lắp đặt hệ thống tưới bằng vòi phun xoay và mua 500 cây phong lan về trồng. Sau 18 tháng, vườn phong lan của anh đơm bông rất đẹp. Mỗi tuần vài ba đợt, anh cắt những bông đã bung cánh giao cho các cửa hàng hoa ở phố.
Tích luỹ dần dần, anh Hùng nhân lên 2.000 cây phong lan Mokara. Từ đây, vườn phong lan cho anh lãi ròng 20 triệu đồng mỗi tháng. “Loại phong lan này trổ bông quanh năm. Khi bông đã bung cánh là cắt bán. Bông có thể chưng hơn 1 tháng” - anh Hùng cho biết.
Theo anh Hùng, phong lan Mokara hợp khí hậu thổ nhưỡng Đà Nẵng. Mỗi cây thường trổ 2 - 3 bông/đợt. Cắt bông này, khoảng 1 tháng sau đã thấy nhú lên bông khác. “Quan trọng nhất là tưới đều và chủ động phòng ngừa các loại nấm gây hại. Tôi duy trì đều đặn việc phun thuốc trừ nấm mỗi tháng 2 lần" - anh Hùng chia sẻ.
Hỏi về khâu tiêu thụ, nở nụ cười tươi, anh Hùng cho biết, không đủ đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tính ra, khi tất cả 2.000 cây phong lan cho thu hoạch, mỗi năm, anh Hùng có trong tay nửa tỷ đồng.
Anh Hùng cho hay, mô hình của anh được thành phố hỗ trợ đầu tư phát triển, nhân rộng. Sắp tới, anh sẽ mở rộng quy mô, phát triển mô hình lên 5.000 cây. “Nếu ai muốn trồng hoa này, có thể liên hệ với tôi. Tôi sẵn sàng chỉ dẫn kỹ thuật trồng, nơi tiêu thụ...” - anh Hùng chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, tính đến ngày 25.3, tổng diện tích mì nhiễm rệp sáp bột hồng trên địa bàn tỉnh gần 613 ha; trong khi đó, vào tháng 1 và 2, diện tích mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng là 301,4 ha. Như vậy, chỉ trong một tháng đã có trên 300 ha mì bị rệp sáp bột hồng tấn công.

Những năm gần đây, ở ĐBSCL sản lượng các loại cây trồng hằng năm không ngừng gia tăng, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của việc dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Tuy nhiên, nhiều hệ lụy từ việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phun xịt thuốc vô tội vạ, thậm chí cây trồng bệnh nhẹ cũng sử dụng thuốc độc hại: ruộng đồng bị đầu độc, sản phẩm kém an toàn...

Những năm gần đây, mức độ thiệt hại mùa màng do chuột trên địa bàn tỉnh Nam Định ngày càng gia tăng do đàn chuột phát triển rất nhanh về số lượng. Ngoài việc gây hại đối với sản xuất nông nghiệp, kho tàng, chuột còn là đối tượng trung gian lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho cộng đồng.

Ngày 31/3, tại khóm Soài Côn, phường 2, thị xã Vĩnh Châu đã tổ chức lễ thành lập Hợp tác xã hành tím Vĩnh Châu. Đây là Hợp tác xã hành tím được thành lập đầu tiên trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu. Dự lễ có đại diện Ban Quản lý Dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng, đại diện các Sở ngành, Ủy ban thị xã Vĩnh Châu và những nông dân tham gia hợp tác xã.

Năm nay, khô hạn khắc nghiệt hơn hẳn mọi năm khiến sản xuất nông nghiệp gặp không ít khó khăn. Vừa qua, hàng trăm hécta mía ở xã Gia Canh, huyện Định Quán (Đồng Nai) cùng một vài nơi khác cháy rụi khiến nông dân càng bất an, lo lắng.