Phòng Dịch Tốt Không Sợ Thất Bại

Trong khi các trang trại chăn nuôi gia cầm trong vùng đang điêu đứng vì dịch bệnh, thì trang trại chăn nuôi của anh Nguyễn Đức Lập ở thôn Đoài, xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội không chỉ đứng vững, mà còn có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Dẫn chúng tôi vào nhà, anh Lập khoe ngay: “Phải nói gần chục năm gắn bó với nghề chăn nuôi gà, tôi chưa từng gặp thất bại, cứ nuôi năm nào là thắng năm đó”.
Nói về cơ duyên đến với nghề nuôi gà, anh Lập cho hay: Do trước đây tôi làm công nhân tại trại gà Phúc Thịnh (huyện Đông Anh), ngày ngày tiếp súc với gà nên tôi rất thích nghề nuôi gà. Sau khi lập gia đình, thấy làm công nhân trong trại gà thu nhập thấp, vợ chồng anh quyết định xin thôi việc. Tích góp được ít vốn, anh Lập đầu tư xây dựng chuồng trại và mua 500 gà bố mẹ giống Ai Cập về nuôi thử nghiệm. Thời gian làm công nhân trong trại gà nên anh Lập nắm chắc kỹ thuật nuôi và cách phòng dịch cho gà, nên ngay năm đầu tiên nuôi, anh đã thành công, thu về hơn 50 triệu đồng tiền lãi.
Có vốn trong tay, anh mở rộng diện tích chuồng trại, tăng quy mô đàn gà. Cùng với nuôi gà đẻ trứng, anh xây thêm lò ấp trứng để kinh doanh gà giống.
Anh còn xây dựng 5 vệ tinh (trang trại nuôi gia công) chăn nuôi gia cầm trên địa bàn xã, mỗi trang trại nuôi 2.000 – 3.000 gà bố mẹ. Sản phẩm trứng và gà giống của anh không chỉ nổi tiếng ở miền Bắc, mà đã được bạn hàng và người tiêu dùng ở một số tỉnh miền Trung và miền Nam biết đến.
Cùng với nuôi gà, vợ chồng anh mở thêm dịch vụ kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y. Mỗi năm tổng thu nhập của gia đình anh lên đến hàng tỷ đồng.
Hiện, hệ thống trang trại của gia đình anh đứng đầu xã về cả quy mô và doanh thu. Anh Lập chia sẻ: “Để thành công trong chăn nuôi gia cầm không khó, chỉ cần luôn đảm bảo tốt phòng dịch bệnh và chọn giống chuẩn là thắng, thêm nữa là phải biết được nhu cầu của thị trường để có chính sách phát triển cho phù hợp.
Bà con có nhu cầu mua và tư vấn kỹ thuật nuôi gà liên hệ với anh Nguyễn Đức Lập qua số điện thoại: 0916108548.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Nguyễn Xuân Trương, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Thạnh Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, hiện nay phong trào chăn nuôi ở xã đang phát triển mạnh về số hộ lẫn đàn vật nuôi, ngoài nuôi heo, gà... thì mô hình chăn nuôi dê đang mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân, giúp họ vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Giun (trùn) quế có chứa trên 8% axit, khi sử dụng làm thức ăn chăn nuôi giúp vật nuôi ăn khỏe, chóng lớn, ít bệnh tật, cho thịt thơm ngon hơn hẳn so với vật nuôi thông thường. Ngày càng có nhiều hãng sản xuất thức ăn công nghiệp quan tâm đưa bột trùn trộn vào thức ăn chăn nuôi để tạo sự khác biệt so với thức ăn thông thường, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường.

Tận dụng lợi thế của một địa phương miền núi, với nhiều diện tích vườn cây ăn quả, đồi rừng, người dân xã Thành Kim (Thạch Thành - Thanh Hóa) đã phát triển nghề nuôi ong mật. Từ những hộ nuôi ban đầu cho hiệu quả kinh tế cao nên xã đã khuyến khích các hộ có điều kiện nhân rộng đàn ong.

Thông tin từ Cục Thống kê Đồng Nai cho hay, trong 6 tháng của năm 2015, các doanh nghiệp trên địa bàn đã nhập khẩu gần 1,1 triệu tấn bắp. Để nhập khẩu lượng bắp trên, các doanh nghiệp phải chi ra gần 259 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước thì bắp nhập khẩu tăng gần 60% về lượng và 75% về giá.

Hàng chục triệu hộ chăn nuôi sẽ sống ra sao khi mà chỉ cần 10 doanh nghiệp nhập khẩu bò là đủ đáp ứng nhu cầu của hơn 90 triệu dân?