Phòng Dịch Bệnh Cho Đàn Cá

Chi cục Thuỷ sản tỉnh Hải Dương vừa phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản khu vực miền Bắc (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I) tổ chức thu mẫu nước tại khu nuôi thuỷ sản tập trung ở các xã Đoàn Kết (Thanh Miện), Tái Sơn, Minh Đức (Tứ Kỳ).
Kết quả quan trắc cho thấy, môi trường nước và vi khuẩn gây bệnh cho cá nằm trong giới hạn cho phép, các hộ nuôi trồng thuỷ sản chủ động trong công tác xử lý môi trường và phòng, trị bệnh cho cá. Theo nhận định của Chi cục Thủy sản tỉnh, trong các tháng 9, 10 và 11, dịch bệnh trong nuôi thuỷ sản còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, các ao nuôi cá chuẩn bị cho thu hoạch, mật độ cá nuôi và sản lượng lớn. Các hộ nuôi thủy sản cần sử dụng chế phẩm sinh học, xử lý nước bằng hoá chất diệt trùng nhằm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong nước ao nuôi, tăng cường thêm nước, thay nước mới.
Sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi thay cho thức ăn tự chế, quản lý lượng thức ăn vừa đủ, không để dư thừa gây ô nhiễm nguồn nước; không thải trực tiếp phân lợn tươi xuống ao. Dừng bón phân trước khi thu hoạch cá 1 tháng để bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, tăng cường thay nước mới...
Có thể bạn quan tâm

Trong năm 2014, ngư dân tỉnh Tiền Giang đã vượt qua khó khăn do thời tiết, bão lốc và những bất lợi trên biển, tổ chức bám ngư trường, phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ... đã khai thác được trên 88.000 tấn hải sản phục vụ tiêu dùng và chế biến xuất khẩu, đạt 100,42% chỉ tiêu cả năm và tăng hơn 0,58% so cùng kỳ năm trước.

Vào tháng 10, giá sầu riêng bắt đầu tăng giá cao trên 60.000 đồng/kg, đặc biệt vào những ngày tháng 11 giá sầu riêng cao kỷ lục, thương lái đến tận vườn mua sầu riêng Ri 6 và Mongthong trên 100.000 đồng/kg, người dân rất phấn khởi.

Ông Lê Văn Mãnh, ngụ ấp Phú Thạnh, xã Phú Mỹ (Tân Phước) vui mừng vì vừa thu hoạch 3.000 m2 khoai mỡ trúng giá. Tại thời điểm này thương lái đến tận ruộng mua với giá 14.000 đồng/kg. Năng suất đạt 3 tấn/1.000 m2, thu nhập khoảng 120 triệu đồng. Còn lại 2.000 m2 trồng sau, cũng sắp cho thu hoạch.

Là đơn vị tham gia liên kết sản xuất lúa từ nhiều năm nay và cũng là một trong những đơn vị kinh doanh xuất khẩu gạo có quy mô lớn nhất của tỉnh hiện nay, Công ty Lương thực Tiền Giang (Tigifood) đã triển khai chương trình liên kết sản xuất lúa vụ đông xuân năm 2014 - 2015 với nhiều điểm mới. Ông Lê Thanh Khiêm, Phó Giám đốc Tigifood cho biết, điểm mới thứ nhất là quy mô diện tích được ký hợp đồng liên kết sản xuất lúa được mở rộng chưa từng có.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký VASEP phân tích thêm: “Nhu cầu vẫn tiếp tục rất lớn. Nhưng khi các nước nhập khẩu họ có đa dạng nhà cung cấp, chúng ta phải tính đến xu thế phải đảm bảo các tiêu chí. Tôi muốn nói ở đây là cạnh tranh phải bằng chất lượng mới duy trì được mức tăng trưởng, duy trì được hàm lượng giá trị gia tăng”.