Phòng chống dịch lở mồm long móng trên gia súc

Lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, sức đề kháng của loại virus này rất cao, có thể sống trong đất, rơm, cỏ khô đến 5 tháng. Virus có thể lây trực tiếp qua tiếp xúc giữa gia súc khỏe và gia súc cảm nhiễm, hoặc có thể lây truyền gián tiếp qua không khí, khi điều kiện thích hợp gió có thể truyền virus xa hơn 100km. Khi gia súc bị cảm nhiễm sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức sống, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho người nuôi.
Khi phát bệnh vật nuôi có triệu chứng lâm sàng như: trong 2 - 3 ngày đầu sốt cao trên 40 độ C, mệt mỏi, lông dựng, mũi khô, da nóng; đứng lên, nằm xuống khó khăn, kém ăn; miệng chảy nhiều nước dãi có bọt; bị viêm dạng mụn nước ở lợi, vành mũi, vành móng, kẽ móng chân, đầu vú. Khi mụn nước vỡ ra sẽ làm lở, loét ở mồm, móng chân; bệnh nặng có thể làm long móng, nhất là ở heo. Ngoài ra, đối với bò khi bị bệnh thường hay nâng chân lên rồi lại hạ chân xuống nhiều lần, ở heo thì thường hay ở tư thế ngồi hoặc quỳ hai đầu gối chân trước.
Sau khi phát bệnh từ 10 đến 15 ngày, con vật có thể khỏi về triệu chứng lâm sàng, nhưng mầm bệnh vẫn tồn tại trong con vật từ 3 - 4 tuần (đối với heo), 2 - 3 năm (đối với trâu, bò) và tiếp tục thải mầm bệnh ra môi trường làm phát sinh và lây lan dịch bệnh. Bò mắc bệnh đôi khi sảy thai, giảm khả năng sản xuất sữa, bê mắc bệnh thường rất dễ chết trong vòng 2 – 3 ngày, do không ăn được, anh Yết Phol La ở xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú cho biết: “Người chăn nuôi rất lo ngại tình hình dịch bệnh trên vật nuôi nên chúng tôi luôn tuân thủ các quy trình tiêm ngừa, xậy dựng và vệ sinh chuồng trại. Theo tôi, cán bộ thú y tăng cường hơn nữa công tác giám sát kiểm tra, để hướng dẫn người dân cách phát hiện và phòng trừ dịch bệnh sớm nhất.”
Khi gia súc bị nhiễm bệnh, biện pháp chữa trị chủ yếu là chữa phụ nhiễm, tức là chữa trị những tổn thương bên ngoài vật nuôi, nếu phát hiện sớm và kịp thời chữa trị thì bệnh sẽ khỏi , nhưng con vật bị bệnh sẽ trở thành vật mang vi trùng và liên tục bài thải virus ra môi trường trong thời gian dài. Do đó tốt nhất là ngăn chặn hoàn toàn không để vật nuôi bị nhiễm bệnh, hiện tại tiêm phòng là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất, Thạc sĩ Lê Văn Quang – phó phòng dịch tễ - CCTY tỉnh Sóc Trăng khuyến cáo: “Bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và lây lan rất nhanh. Người chăn nuôi chú ý khi nhập giống thì phải biết rõ nguồn gốc con giống, con giống phải được tiêm phòng ít nhất 14 ngày trước khi xuất chuồng. Khi nhập đàn ,bà con nên nuôi riêng con giống mới nhập thêm 21 ngày tiếp theo, luôn vệ sinh chuồng trại đúng kỹ thuật, thực hiện đúng lịch tiêm ngừa 6 tháng một lần trên vật nuôi.”
Việc vệ sinh kỹ môi trường nuôi cũng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt đối với bò sữa được nuôi trong cùng khu vực chuồng trại, không gian cách ly rất ít hoặc không có, sẽ là điều kiện thuận lợi để virus lây lan và bùng phát thành dịch, ông Nguyễn Minh Tốt – Trưởng trạm thú Y huyện Mỹ Tú cho biết: “Trạm luôn tuyên truyền vận động bà con chăn nuôi tham gia tiêm phòng đúng lịch, thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm dịch vật nuôi khi vào địa bàn.”
Ngoài ra, các ngành chức năng khuyến cáo, người nuôi cam kết thực hiện 5 không, chính là: Không giấu dịch; Không mua gia súc mắc bệnh, sản phẩm gia súc mắc bệnh đưa về địa phương; Không bán chạy gia súc mắc bệnh; Không thả rông, không tự vận chuyển gia súc bị mắc bệnh LMLM ra khỏi vùng dịch; Không vứt xác gia súc nghi mắc bệnh LMLM bừa bãi.
Có thể bạn quan tâm

Vừa về đến cánh đồng thôn, đã nghe người dân ở đây than thở 2 tháng qua, nhiều hộ chỉ biết ra đồng nhổ cỏ, phun thuốc cứu rau. Trên cánh đồng chuyên canh rau má, nhiều thửa ngập màu vàng, có những vùng trơ cả đất vì sâu ăn hết lá, số khác cũng nổi những chấm đen trên lá khiến rau khó bán, thương lái ép giá.

Ông Nguyễn Công Thừa - Chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào (Đà Lạt), cho biết: Từ đầu năm 2014 đến nay, HTX đã cung cấp ra thị trường 37 ngàn tấn rau, củ, quả các loại, với tổng doanh thu 147 tỷ đồng, đạt 82% kế hoạch năm.

Đến nay, nông dân huyện Châu Thành A (Hậu Giang) cơ bản thu hoạch xong 8.100ha lúa Thu đông; bà con tiếp tục vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị xuống giống cho vụ Đông xuân 2014 - 2015.

Mô hình sản xuất lúa chất lượng theo hướng VietGAP được Bộ NN-PTNT triển khai từ năm 2008. Tại Phú Yên, mô hình này do thạc sĩ Trương Văn Tuấn, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật, làm chủ nhiệm dự án, đến nay đã chuyển giao kỹ thuật, quy trình sản xuất cho hàng trăm hộ nông dân.

Phải cạnh tranh quyết liệt và gánh chịu nhiều rủi ro do diễn biến của thời tiết là tình trạng chung của người nông dân trồng rau trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện nay. Để chủ động và cạnh tranh đầu ra với sản phẩm của các vùng trồng rau các địa phương lân cận, họ phải tham khảo nhu cầu thị trường tiêu thụ, thời tiết để xuống giống đúng thời điểm. Nếu sai, sẽ mất trắng và tốn thêm tiền công để nhổ bỏ.