Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng chống dịch lở mồm long móng trên gia súc

Phòng chống dịch lở mồm long móng trên gia súc
Ngày đăng: 16/07/2015

Lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, sức đề kháng của loại virus này rất cao, có thể sống trong đất, rơm, cỏ khô đến 5 tháng. Virus có thể lây trực tiếp qua tiếp xúc giữa gia súc khỏe và gia súc cảm nhiễm, hoặc có thể lây truyền gián tiếp qua không khí, khi điều kiện thích hợp gió có thể truyền virus xa hơn 100km. Khi gia súc bị cảm nhiễm sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức sống, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho người nuôi.

Khi phát bệnh vật nuôi có triệu chứng lâm sàng như: trong 2 - 3 ngày đầu sốt cao trên 40 độ C, mệt mỏi, lông dựng, mũi khô, da nóng; đứng lên, nằm xuống khó khăn, kém ăn; miệng chảy nhiều nước dãi có bọt; bị viêm dạng mụn nước ở lợi, vành mũi, vành móng, kẽ móng chân, đầu vú. Khi mụn nước vỡ ra sẽ làm lở, loét ở mồm, móng chân; bệnh nặng có thể làm long móng, nhất là ở heo. Ngoài ra, đối với bò khi bị bệnh thường hay nâng chân lên rồi lại hạ chân xuống nhiều lần, ở heo thì thường hay ở tư thế ngồi hoặc quỳ hai đầu gối chân trước.

Sau khi phát bệnh từ 10 đến 15 ngày, con vật có thể khỏi về triệu chứng lâm sàng, nhưng mầm bệnh vẫn tồn tại trong con vật từ 3 - 4 tuần (đối với heo), 2 - 3 năm (đối với trâu, bò) và tiếp tục thải mầm bệnh ra môi trường làm phát sinh và lây lan dịch bệnh. Bò mắc bệnh đôi khi sảy thai, giảm khả năng sản xuất sữa, bê mắc bệnh thường rất dễ chết trong vòng 2 – 3 ngày, do không ăn được, anh Yết Phol La ở xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú cho biết: “Người chăn nuôi rất lo ngại tình hình dịch bệnh trên vật nuôi nên chúng tôi luôn tuân thủ các quy trình tiêm ngừa, xậy dựng và vệ sinh chuồng trại. Theo tôi, cán bộ thú y tăng cường hơn nữa công tác giám sát kiểm tra, để hướng dẫn người dân cách phát hiện và phòng trừ dịch bệnh sớm nhất.”

Khi gia súc bị nhiễm bệnh, biện pháp chữa trị chủ yếu là chữa phụ nhiễm, tức là chữa trị những tổn thương bên ngoài vật nuôi, nếu phát hiện sớm và kịp thời chữa trị thì bệnh sẽ khỏi , nhưng con vật bị bệnh sẽ trở thành vật mang vi trùng và liên tục bài thải virus ra môi trường trong thời gian dài. Do đó tốt nhất là ngăn chặn hoàn toàn không để vật nuôi bị nhiễm bệnh, hiện tại tiêm phòng là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất, Thạc sĩ Lê Văn Quang – phó phòng dịch tễ - CCTY tỉnh Sóc Trăng khuyến cáo: “Bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và lây lan rất nhanh. Người chăn nuôi chú ý khi nhập giống thì phải biết rõ nguồn gốc con giống, con giống phải được tiêm phòng ít nhất 14 ngày trước khi xuất chuồng. Khi nhập đàn ,bà con nên nuôi riêng con giống mới nhập thêm 21 ngày tiếp theo, luôn vệ sinh chuồng trại đúng kỹ thuật, thực hiện đúng lịch tiêm ngừa 6 tháng một lần trên vật nuôi.”

Việc vệ sinh kỹ môi trường nuôi cũng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt đối với bò sữa được nuôi trong cùng khu vực chuồng trại, không gian cách ly rất ít hoặc không có, sẽ là điều kiện thuận lợi để virus lây lan và bùng phát thành dịch, ông Nguyễn Minh Tốt – Trưởng trạm thú Y huyện Mỹ Tú cho biết: “Trạm luôn tuyên truyền vận động bà con chăn nuôi tham gia tiêm phòng đúng lịch, thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm dịch vật nuôi khi vào địa bàn.”

Ngoài ra, các ngành chức năng khuyến cáo, người nuôi cam kết thực hiện 5 không, chính là: Không giấu dịch; Không mua gia súc mắc bệnh, sản phẩm gia súc mắc bệnh đưa về địa phương; Không bán chạy gia súc mắc bệnh; Không thả rông, không tự vận chuyển gia súc bị mắc bệnh LMLM ra khỏi vùng dịch; Không vứt xác gia súc nghi mắc bệnh LMLM bừa bãi.


Có thể bạn quan tâm

Huyện Phước Long (Bạc Liêu) Nuôi Ếch Lai Kết Hợp Cá Trê Vàng Mỗi Hộ Lãi 4 Triệu Đồng Huyện Phước Long (Bạc Liêu) Nuôi Ếch Lai Kết Hợp Cá Trê Vàng Mỗi Hộ Lãi 4 Triệu Đồng

Trung tâm Thực nghiệm và chuyển giao khoa học - kỹ thuật huyện Phước Long (Bạc Liêu) vừa tổ chức hội thảo tổng kết mô hình nuôi ếch lai kết hợp nuôi cá trê vàng trong mùng lưới. Mô hình thực hiện thí điểm tại 2 xã Vĩnh Phú Đông và Hưng Phú.

12/08/2014
Cá Sặt Bướm Nhỏ Mà Lợi Ích Không Nhỏ! Cá Sặt Bướm Nhỏ Mà Lợi Ích Không Nhỏ!

Trước đây, dù không phải là sản phẩm khai thác chính nhưng ở Cà Mau sản lượng cá sặt bướm (cá sặt) cũng đạt hàng trăm tấn mỗi năm dưới dạng mắm đồng, khô sặt. Đó là chưa kể bán cá tươi ở các chợ và dùng trong gia đình nông thôn hàng ngày.

12/08/2014
Hội Nông Dân Xã An Ngãi Khuyến Khích Nông Dân Tham Gia Mô Hình Nuôi Cá Mú Hội Nông Dân Xã An Ngãi Khuyến Khích Nông Dân Tham Gia Mô Hình Nuôi Cá Mú

Xã An Ngãi (Bà Rịa - Vũng Tàu) hiện có 230ha đất nuôi trồng thủy sản với sản lượng hàng năm đạt hơn 300 tấn hải sản. Tuy nhiên, mấy năm gần đây do nguồn nước bị ô nhiễm đã làm cho tôm bị thiệt hại nặng, khiến người nuôi trồng không mặn mà đầu tư nuôi tôm mà chuyển sang nuôi thử nghiệm giống cá mú.

12/08/2014
Nông Dân Xã Đầu Nguồn Vĩnh Xương Vươn Lên Nhờ Mô Hình Nuôi Trăn Thương Phẩm Nông Dân Xã Đầu Nguồn Vĩnh Xương Vươn Lên Nhờ Mô Hình Nuôi Trăn Thương Phẩm

Theo anh Phan Thành Thơ, ngụ ấp 3 – xã Vĩnh Xương, là một trong những hộ có trên 7 năm kinh nghiệm nuôi trăn cho biết: ban đầu anh nuôi thử nghiệm 2 con trăn giống, thấy trăn dễ nuôi, chi phí thấp, nhưng cho lợi nhuận cao. Sau đó, anh quyết định đầu tư vào nuôi trăn, đến nay đàn trăn của anh Thơ đã lên đến dài chục con.

12/08/2014
Văn Giang (Hưng Yên) Nuôi Lợn Trong Chuồng… Điều Hòa Văn Giang (Hưng Yên) Nuôi Lợn Trong Chuồng… Điều Hòa

Cũng phải vài lần hẹn tôi mới được mục sở thị trang trại chăn nuôi lợn trong chuồng… điều hòa nhiệt độ ở huyện Văn Giang (Hưng Yên). Xem cách nuôi lợn trong các chuồng lắp hệ thống điều hòa nhiệt độ, tôi gặp từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

12/08/2014