Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm Trên Chim Cút

Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, từ 2/7/2013 đến nay, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở một số hộ chăn nuôi chim cút tại tỉnh Tiền Giang; một số chim cút mắc bệnh và phải tiêu hủy là hơn 26 ngàn con, nguy cơ dịch lây lan sang đàn gia cầm là rất cao.
Mặt khác, theo thông báo của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới, từ đầu năm đến nay, Campuchia đã có 14 người bị nhiễm cúm gia cầm H5N1 và 9 người đã tử vong, Việt Nam có 2 người mắc bệnh và 1 người đã tử vong.
Để chủ động giám sát, phát hiện và khống chế các ổ dịch cúm trên gia cầm, chim cút, đặc biệt là ngăn chặn không để dịch bệnh trên đàn chim cút lây lan, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Công điện khẩn đề nghị tỉnh Tiền Giang tập trung mọi lực lượng bao vây dập tắt dịch, không để dịch lây lan rộng; tổ chức tiêu hủy ngay đàn chim cút mắc bệnh, nghi mắc bệnh, nhanh chóng tiêm phòng cho đàn gia cầm trong khu vực có ổ dịch để bao vây dịch…
Đối với các tỉnh, thành phố chưa có dịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị chỉ đạo rà soát số cơ sở nuôi chim cút, số lượng chim cút trên địa bàn để theo dõi, quản lý.
Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát phát hiện sớm ổ dịch và xử lý kịp thời, đặc biệt tại những khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, nơi có chăn nuôi chim cút.
Bộ cũng giao Cục Thú y sớm hoàn thành thử nghiệm tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm trên chim cút, xác định chủng loại vắc xin phù hợp và thông báo cho các địa phương để phục vụ công tác phòng chống dịch cúm gia cầm.
Có thể bạn quan tâm

Những này gần đây giá ớt đứng ở mức cao từ 48.000 - 50.000 đồng/kg, đem lại thu nhập khá cho người trồng ớt ở các xã Bình Ninh, An Thạnh Thủy, Tân Thuận Bình, Đăng Hưng Phước... của huyện Chợ Gạo.

Đối với củ hành tím lẫn artemia, thế mạnh lớn nhất chính là nguồn giống được sản xuất tại địa phương và điều kiện về đất đai, nguồn nước phù hợp cho sự phát triển. Vì thế, sau cây lúa ST5, hành tím và artemia Vĩnh Châu được “Dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng” chọn xây dựng nâng cấp chuỗi giá trị từ nay đến năm 2016.

Những ngày qua ở Hà Nội, thời tiết nắng nóng kéo dài đan xen những trận mưa khiến cho việc sản xuất rau của người dân các vùng rau ngoại thành gặp nhiều khó khăn. Không những vậy, giá rau lên xuống thất thường và giảm mạnh so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái nên thu nhập của người trồng rau giảm rõ rệt.

Anh Đặng Văn Cẩn trú tại xóm 2, thôn Tân Thuận, xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, sau một lần tình cờ xem một chương trình nông nghiệp giới thiệu về mô hình nuôi bồ câu trên đài truyền hình, nhận thấy đây là một mô hình mới mẻ, có nhiều triển vọng và có thể làm giàu, nên anh đã quyết định tiến hành nuôi thử nghiệm 10 cặp chim bồ câu đầu tiên.

27 tuổi là ông vua của một trang trại trồng nấm ở huyện Tân Yên, thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm. Đó là anh Nguyễn Văn Quý ở thôn Quang Châu, xã Ngọc Châu là một người như thế.