Phòng, Chống Bệnh Tai Xanh

Biện pháp phòng dịch:
- Tiêm vácxin phòng bệnh tai xanh cho đàn lợn trong cơ sở chăn nuôi chưa có bệnh.
- Thường xuyên theo dõi sức khoẻ của đàn lợn trong các cơ sở chăn nuôi lợn sinh sản để sớm phát hiện; cách ly xử lý kịp thời và gửi mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm.
- Nhập lợn giống từ các cơ sở chăn nuôi an toàn. Lợn mới mua về phải nuôi cách ly ít nhất 3 - 4 tuần lễ, không có dấu hiệu lâm sàng của bệnh tai xanh cũng như các bệnh truyền nhiễm khác mới cho nhập đàn.
- Bảo đảm thức ăn đủ dinh dưỡng và nguồn nước sạch cho lợn.
- Giữ chuồng trại và khu chăn thả lợn luôn khô sạch, thoáng mát mùa hè, kín ấm mùa đông và phải phun thuốc sát trùng định kỳ 2 tuần/lần để diệt mầm bệnh.
Biện pháp chống dịch:
- Các gia trại và trang trại phải thống kê lợn ốm, lợn chết báo cáo ngay với chính quyền và cơ quan thú y địa phương để xử lý theo đúng lệnh công bố dịch và hướng dẫn phòng chống bệnh tai xanh của Cục Thú y (tiêu huỷ toàn bộ lợn bị ốm) và đề nghị Nhà nước hỗ trợ thiệt hại. Trong trường hợp gửi mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm mà chưa có kết quả, nhưng nếu lợn có dấu hiệu lâm sàng bệnh tai xanh thì vẫn phải tiêu huỷ.
- Chính quyền và cơ quan thú y địa phương tổ chức bao vây ổ dịch, thành lập các chốt kiểm dịch, cấm vận chuyển lợn khỏi ổ dịch.
- Không bán chạy lợn, không mổ lợn và bán thịt lợn trong vùng dịch khi chưa công bố hết dịch.
- Cách ly đàn lợn khoẻ để nuôi dưỡng, chăm sóc tốt và tổ chức tiêm thuốc trợ lực, nâng cao sức đề kháng của đàn lợn.
- Vệ sinh triệt để chuồng trại và khu chăn thả đã có lợn ốm và phun thuốc sát trùng 2 lần/tuần trong suốt thời gian có dịch.
- Chỉ nuôi lợn trở lại khi đã công bố hết dịch và đã để trống chuồng 4 tuần; đồng thời phun thuốc sát trùng theo đúng quy định.
Có thể bạn quan tâm

Các biểu hiện của lợn mẹ sắp sinh: Nắn bầu vú lợn mang thai cuối kỳ thấy có sữa, người chăm sóc hiểu rằng lợn sẽ đẻ trong vòng 24 giờ nửa. Lợn có biểu hiện phá ủi nền chuồng, gặm đất, cắn cỏ, tha rơm rác về tạo ổ đẻ.

Chuồng nuôi thoáng, không bị gió lùa, mưa tạt, không bị trơn trượt hay quá nhám, gồ ghề. Nên bố trí sân chơi rộng (sân cỏ hoặc sân cát) để lợn vận động. Để tránh chúng tấn công nhau không nuôi chung nhiều lợn đực trong cùng 1 ô.

Lợn rừng có mõm dài cứng để đào đất, có cặp nanh hàm dưới rất dài, chìa ra khỏi mồm, cong lên phía mắt, răng nanh sắc dài 8 – 10 cm. Thức ăn của lợn lòi là hoa quả, rễ cây, giun đất và các loại động vật có vú nhỏ.

Lợn con sau cai sữa do bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh lại bị hiện tượng Stress do thay đổi điều kiện sống nên sức đề kháng của cơ thể suy giảm, nếu không có chế độ chăm sóc hợp lý tỷ lệ tử vong sẽ cao.