Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng chống bệnh đốm nâu trên thanh long phấn đấu đến cuối tháng 10/2015 không còn diện tích nhiễm nặng

Phòng chống bệnh đốm nâu trên thanh long phấn đấu đến cuối tháng 10/2015 không còn diện tích nhiễm nặng
Ngày đăng: 21/10/2015

Ông Huỳnh Thanh Cảnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi họp.

Ở điểm cầu UBND tỉnh còn có sự tham dự của lãnh đạo Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam; các thành viên Ban chỉ đạo Phát triển cây thanh long bền vững tỉnh.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật, tính đến ngày 25/9/2015 diện tích thanh long bị nhiễm bệnh đốm nâu trong toàn tỉnh là 6.818 ha, trong đó nhiễm nhẹ 5.342 ha, trung bình 1.348 ha và nhiễm nặng 128 ha.

So với tháng trước, diện tích nhiễm bệnh giảm 1.221 ha, diện tích nhiễm nặng giảm 308 ha và so với cùng kỳ năm 2014 giảm 6.254 ha.

Hiện các địa phương đang tiếp tục công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như thông báo diễn biến tình hình bệnh đốm nâu hàng trên phương tiện thông tin.

Từ 26/8 đến ngày 25/9, đã tổ chức tập huấn thêm 35 lớp.

Lũy kế từ đợt cao điểm đến nay đã tổ chức tổng số 347 lớp; phát tán thêm 1.314 tờ rơi, tài liệu.

Lũy kế đã phát tán 48.108 tài liệu, tờ rơi.

Đặc biệt trong tháng qua, để tiêu hủy mầm bệnh, các địa phương đã tiếp tục tiến hành tỉa cành bệnh để xử lý, kết quả đạt 214 tấn, trên diện tích khoảng 214 ha.

Lũy kế đến nay toàn tỉnh tiêu hủy 2.378 tấn cành trên 2.378 ha với 467 điểm ủ trên toàn tỉnh, diện tích vườn thanh long được vệ sinh là 19.615 lượt ha...

Sau khi nghe ý kiến của các địa phương, ban ngành, ông Huỳnh Thanh Cảnh chỉ đạo, cần tăng cường triển khai quyết liệt hơn nữa các biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu trên thanh long.

Qua đó nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người dân.

Đồng thời phải coi đây là nhiệm vụ cấp bách, cần thiết, không được chủ quan, lơ là.

Phấn đấu đến cuối tháng 10/2015 không còn diện tích bị nhiễm nặng.


Có thể bạn quan tâm

Kiểm Soát Chất Lượng Con Giống Và Môi Trường Kiểm Soát Chất Lượng Con Giống Và Môi Trường

Hải Phòng là địa phương có truyền thống và kinh nghiệm về nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2013 đạt 50.694,7 tấn, trong đó sản lượng tôm nuôi đạt 5.064,9 tấn, tăng 112,72% so với năm 2012. Phát huy kết quả đó, năm 2014, ngành Nông nghiệp và PTNT và các địa phương thực hiện nhiều giải pháp phòng ngừa dịch bệnh, tăng sản lượng và chất lượng thủy sản nuôi.

21/04/2014
Xây Dựng Chuỗi Cung Ứng Cá Tra, Cá Basa Bền Vững Tại Việt Nam Xây Dựng Chuỗi Cung Ứng Cá Tra, Cá Basa Bền Vững Tại Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án "Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra, cá basa bền vững tại Việt Nam" do Liên minh châu u (EU) tài trợ trong khuôn khổ Chương trình Switch-Asia của EU.

21/04/2014
Những Giải Pháp Nuôi Tôm Bền Vững Những Giải Pháp Nuôi Tôm Bền Vững

Những năm gần đây, người nuôi tôm đối mặt với nhiều thách thức do nhiều nguyên nhân. Trong đó, do chất lượng con giống không đảm bảo, thuốc thú y thủy sản tăng liên tục, đầu ra sản phẩm bấp bênh... Để tạo bước chuyển biến mới cho nghề nuôi tôm, Bạc Liêu cần triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả và bền vững hơn.

21/04/2014
Tham Quan Mô Hình Nuôi Cá Tầm Tại Tam Đảo Tham Quan Mô Hình Nuôi Cá Tầm Tại Tam Đảo

Ngày 15 tháng 4 năm 2014, Trạm khuyến nông Ba Vì (Hà Nội) đã tổ chức cho một số nông dân xã Khánh Thượng tham quan mô hình nuôi cá tầm của công ty TNHH Thương mại Đầu tư Việt Đức tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc).

21/04/2014
Sản Xuất Giống Và Phát Triển Nuôi Thương Phẩm Cá Chim Vây Vàng Tại Việt Nam Sản Xuất Giống Và Phát Triển Nuôi Thương Phẩm Cá Chim Vây Vàng Tại Việt Nam

Thời gian qua, cá chim vây vàng giống (cỡ 3-3,5 cm) có giá nhập khẩu rất cao (từ 4.000-5.000 đồng/con). Việc vận chuyển cá giống với quãng đường xa, thời gian vận chuyển kéo dài đã khiến cá suy yếu, tỷ lệ sống thấp.

21/04/2014