Phong Châu Phát Huy Nội Lực Xây Dựng Nông Thôn Mới

Được chọn làm xã điểm chỉ đạo của tỉnh về thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay xã Phong Châu (Trùng Khánh) đã tạo được bước chuyển biến rõ riệt trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân địa phương.
Công tác xây dựng quy hoạch, đề án xây dựng NTM được đơn vị tư vấn thiết kế lập phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương. Sau đó, xã tổ chức lấy ý kiến đối với từng xóm để hoàn thiện quy hoạch, đề án. Nhằm nâng cao nhận thức của người dân về Chương trình, Đảng ủy, UBND, các tổ chức đoàn thể xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân, từ đó nhân dân hiểu rõ mục đích ý nghĩa và tầm quan trọng của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và tích cực hưởng ứng tham gia xây dựng NTM.
Xã khảo sát tại 12 xóm, lập nhu cầu đầu tư xây dựng các công trình; nội dung công việc cần thực hiện. Xác định rõ các tiêu chí do Nhà nước đầu tư thực hiện, các tiêu chí Nhà nước và nhân dân cùng làm, tiêu chí do nhân dân thực hiện để xây dựng kế hoạch triển khai. Phát động phong trào Thi đua xây dựng NTM giữa các xóm, trong đó có một số nội dung nhân dân trực tiếp làm, khắc phục tư tưởng trông chờ sự đầu tư của Nhà nước.
Ban Chỉ đạo Chương trình xã giao các tổ chức đoàn thể hướng dẫn hộ nghèo vay vốn Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện đầu tư phát triển chăn nuôi. Được Nhà nước hỗ trợ 120 triệu đồng, xã đầu tư mua 3 máy cày, thành lập tổ hợp tác gồm 5 thành viên cày ruộng dịch vụ với giá rẻ cho người dân có nhu cầu. Thông qua các dự án, chương trình phát triển kinh tế do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam hỗ trợ, xã đầu tư 150 triệu đồng mua máy móc phục vụ sản xuất và thành lập tổ hợp tác xã đan lát ở xóm Tân Phong.
Tập trung phát triển trên 200 ha rừng sản xuất ở 4 xóm: Phia Bó, Cô Mây, Nà Mằn, Bản Piên. Gia đình anh Nông Văn Tuấn, xóm Bản Piên đã thu được 160 triệu đồng từ bán gỗ thông. Gia đình 2 ông: Hoàng Văn Tâm, Hoàng Văn Soòng, xóm Bản Piên cho doanh nghiệp khai thác nhựa thông, thu trên 10 triệu đồng/năm. Thành lập Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản ở hồ Bản Viết, giải quyết việc làm cho 40 lao động ở 2 xóm Tân Phong, Bản Viết.
Xây dựng NTM đã làm diện mạo nông thôn ở xã Phong Châu thay đổi. Đến nay, 100 hộ dân của xã được sử dụng điện lưới. Toàn xã có 7 tuyến mương được xây dựng kiên cố, đảm bảo nước tưới cho 150 ha đất sản xuất. Xã mời đơn vị tư vấn, thiết kế khảo sát, thiết kế xong 30 km đường nội đồng, trong đó, nhân dân hiến 700 m2 đất. Các tuyến đường liên xóm cơ bản được bê tông hóa, giúp nhân dân đi lại thuận tiện. Toàn xã còn 4,7% hộ nghèo.
Qua 2 năm xây dựng NTM (2011 - 2013), xã hoàn thành 8/19 tiêu chí. Đối với 11 tiêu chí chưa hoàn thành, xã xây dựng kế hoạch với nội dung chi tiết, cụ thể. Phấn đấu từ năm 2013 - 2015, hoàn thành thêm các tiêu chí xây dựng NTM, gồm: Giao thông, trường học, chợ nông thôn, bưu điện văn hóa xã, nhà văn hóa xóm có Internet, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, văn hóa, hệ thống chính trị vững mạnh. Phấn đấu đến năm 2015, toàn xã không còn hộ nghèo, 100% hộ dân có nhà khang trang, không còn nhà dột nát.
Đồng chí Nông Thế Thuần, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Châu cho biết: Hiện nay, xã có 4 tiêu chí khó thực hiện nhất, đó là: Môi trường, thu nhập bình quân đầu người gấp 1,2 lần so với bình quân chung của tỉnh, tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp chiếm 45% tổng số lao động, 100 xóm có nhà văn hóa và khu thể thao.
Để thực hiện 4 tiêu chí này, trước mắt xã Phong Châu tổ chức cho cán bộ, đảng viên gương mẫu đăng ký chuyển chuồng trâu, bò ra khỏi gầm sàn, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh. Sau đó, cán bộ, đảng viên tuyên truyền, vận động nhân dân làm theo. Chỉ đạo các xóm huy động nhân dân góp tiền mua đất trước sân nhà văn hóa, xây dựng thành sân chơi thể thao...
Có thể bạn quan tâm

Tổng diện tích cây cà phê trên địa bàn huyện Chư Pưh (Gia Lai) là 2.263 ha, trong đó, diện tích cà phê kinh doanh trên 2.185 ha. Tổng sản lượng cà phê nhân bình quân hàng năm của huyện đạt trên 5.000 tấn.

Theo dự báo của ngành chức năng Vĩnh Long, ở vụ Hè Thu, khả năng hạn chế tưới tự chảy có thể lên tới 25.000- 30.000ha, diện tích phải bơm tưới hỗ trợ lên tới 25.109ha và có thể phải bơm nhiều lần Bình Tân (4.027ha), Bình Minh (2.255ha), Tam Bình (4.950ha), Long Hồ (3.655ha), Trà Ôn (4.007ha), Vũng Liêm (4.602ha), Mang Thít (4.602ha).

Vụ việc trên là lời cảnh báo cho bà con nông dân, cần nâng cao cảnh giác hơn nữa trước thủ đoạn lừa đảo của bọn tội phạm, nhất là khi khi mua bán với người lạ mặt. Nếu phát hiện vụ việc tương tự, bà con cần báo ngay cơ quan Công an để phòng ngừa tội phạm và hạn chế những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Khoai tây đang trở thành loại cây rau màu chủ lực đem lại thu nhập cao và là hướng phát triển kinh tế ở nhiều địa phương. Để sản xuất khoai tây phát huy hiệu quả trên từng diện tích canh tác, việc sử dụng nguồn khoai giống có chất lượng, bảo đảm đóng vai trò hết sức quan trọng.

Để giúp người trồng bắp đạt năng suất và hiệu quả cao, vụ Đông Xuân 2013-2014, các xã Mỹ Hạnh Bắc, Mỹ Hạnh Nam, Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa (Long An) đã triển khai thực hiện mô hình liên kết sản xuất, cung ứng và bao tiêu sản phẩm với Công ty Ecofarm với tổng diện tích 52ha; trong đó, xã Mỹ Hạnh Bắc có 32ha.