Phòng Bệnh Sốt Sữa Ở Dê

Do dê ăn khẩu phần thiếu hay mất cân bằng canxi và phốtpho trong thời gian dài nên bị hội chứng rối loạn thần kinh, gây ra bệnh sốt sữa.
Bệnh này thường xảy ra trong giai đoạn dê đang tiết sữa hoặc cạn sữa - thời gian mà dê cần rất nhiều canxi và phốtpho so với bình thường, song không được đáp ứng đủ, do đó dê phải sử dụng nguồn canxi từ máu. Khi lượng canxi trong máu giảm dưới 6mg/100ml thì dê bị rối loạn thần kinh.
Triệu chứng
Dê sữa có năng suất cao thường bị bệnh này. Lúc đầu dê giảm ăn, suy nhược cơ thể, đi đứng khó khăn, sau đó dựa vào tường rồi nằm nghiêng một bên, co giật và tê liệt, không đứng dậy được. Thân nhiệt hạ xuống khoảng 38 độ C, mạch đập nhanh hơn bình thường. Không điều trị kịp thời, dê có thể tử vong.
Điều trị
Nếu bệnh mới phát, có thể tiêm ven chậm 15-30ml/ngày (dung dịch canxi clorua CaCl2 10% hoặc 50-100ml/ngày, dung dịch Calcium gluconate 30%, tiêm 3 ngày liền).
Phòng bệnh
Thường xuyên treo tảng khoáng, muối (70% bột khoáng canxi, phốtpho; 15% muối và 15% xi măng) trên vách chuồng để dê liếm. Ngoài ra, cần bổ sung canxi, phốtpho vào khẩu phần của dê cái có chửa để đáp ứng đủ chất dinh dưỡng cho chúng.v
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù dê được công nhận là gia súc có sức sống mãnh liệt, nhưng trên đàn dê sữa cao sản, dê thịt tăng trưởng nhanh sẽ có sức đề kháng bệnh kém hơn. Do đó phòng ngừa bệnh bằng cách quản lý, nuôi dưỡng

Khi dê ốm cần điều trị bệnh kịp thời. Cách ly ngay dê ốm khỏi đàn dê khoẻ, tốt nhất nhốt dê ốm ở cũi, chuồng cách biệt. Nếu không nhốt cách ly thì nguy cơ lây lan mầm bệnh sang dê khác rất lớn. Dê ốm không nên chăn thả, vì chúng sẽ lây lan mầm bệnh vào môi trường. Lồng chuồng của dê ốm được sát trùng hàng ngày.

Cho dê con trước khi cai sữa (3 tháng tuổi) và dê mẹ sau khi phối giống 5-6 tuần uống thuốc levamisole phòng bệnh giun tròn. Không cho dê ăn cỏ lá vùng ngập nước, dùng dextrin-B phòng định kỳ và điều trị với dê đã mắc bệnh.

Thức ăn của dê chủ yếu là lá các loại cây gỗ, cây bụi và cỏ hầu đáp ứng các nhu cầu dưỡng chất cho cơ thể.