Trang chủ / Hải sản / Tôm sú

Phòng Bệnh Phân Trắng Cho Tôm

Phòng Bệnh Phân Trắng Cho Tôm
Ngày đăng: 31/07/2011

Trong những năm gần đây, bệnh phân trắng xuất hiện ở nhiều vùng nuôi tôm của cả nước. Bệnh này tuy không xảy ra thành dịch lớn, nhưng đôi khi cũng xuất hiện trên cả vùng tương đối rộng.

Triệu trứng:

-Triệu trứng dễ thấy nhất của bệnh là có những đoạn phân trắng nổi trên mặt nước ở gốc cuối gió từng đoạn từ 0.3 - 1cm, có khi còn dính ở hậu môn tôm. Những sơị phân này có màu trắng đục trông như nhị hoa bần nổi trên mặt nước, người nuôi mới bắt gặp lần đầu có thể không nhận ra.

-Tôm giảm ăn nhanh sau khi thấy phân trắng xuất hiện, khi phân trắng xuất hiện nhiều sức ăn của tôm có thể giảm đi đến 80%.

-Quan sát đường ruột của tôm thấy thức ăn không đầy, đứt đoạn hoặc trống rỗng, đường ruột có những đốm màu vàng nhạt hoặc trắng nhất là ở phần cuối ruột.

-Bóp đốt bụng số một thấy thịt không đầy vỏ, vỏ mềm.

Nguyên nhân:

- Hiện nay chưa xác định được chính xác tác nhân gây bệnh, tuy nhiên đa số ý kiến cho rằng tác nhân gây bệnh có thể là do vi khuẩn Vibrio sp, đặc biệt là Vibrio harveyi hay các loại virus gây tổn thương cho gan như: MBV, HPV tạo nguy cơ cảm nhiễm sau này.

- Ngoài ra, người ta còn phát hiện ra nhóm nguyên sinh động vật Gregarines thường xuất hiện với tỉ lệ cao ở những ao bị bệnh phân trắng. Gregarines là nhóm nguyên sinh động vật có vòng đời phải sống nhờ vào hai ký chủ trung gian là nhóm thân mềm hai mảnh vỏ và nhóm giun nhiều tơ, vật chủ cuối cùng là tôm.

- Một nguyên nhân khác luôn đi kèm với bệnh này được ghi nhận là tôm nuôi với mật độ dày, ao có nhiều tảo lam, xử lý đáy ao chưa hoàn chỉnh.

Phòng bệnh:

-Chọn tôm giống có chất lượng tốt, thả mật độ hợp lý, tốt nhất là nên có xét nghiệm Gregarine trong ruột tôm giống.

-Quản lý môi trường nước nuôi chặt chẽ. Hạn chế tảo lam phát triển (có thể kết hợp nuôi cá rô phi trong ao nuôi tôm, cá rô phi có thể ăn tảo lam).

-Chọn thức ăn tốt, bảo quản kỹ, không để ẩm mốc, không sử dụng thức ăn tươi như: Nghêu sò, ốc, hến (vì đây là ký chủ trung gian của Gregarines).

-Sử dụng các chế phẩm vi sinh định kỳ.

Điều trị:

Bệnh phân trắng có thể điều trị với kết quả khả quan nếu phát hiện sớm sự xuất hiện của phân trắng trên mặt nước. Việc điều trị hiện nay chủ yếu bằng kháng sinh kết hợp với cải thiện chất lượng môi trường nước ao nuôi.

- Trộn kháng sinh trị bệnh phân trắng vào thức ăn, cho tôm ăn liên tục 5 - 7 ngày. Sau đó bổ sung vi khuẩn có lợi vào đường ruột của tôm bằng cách trộn các chế phẩm vi sinh đường ruột và Vitamin C trộn vào thức ăn cho ăn 3 ngày liên tiếp.

- Việc cải thiện môi trường nuôi trong lúc điều trị là cực kỳ quan trọng giúp cho tôm nhanh hồi phục:

+ Tốt nhất là tiến hành thay nước (nước phải được xử lý ở ao lắng), thay 20 - 30 % lượng nước.

+ Dùng chế phẩm vi sinh.

+ Tăng cường sục khí.

+ Dùng các sản phẩm hấp thu khí độc ở đáy ao.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp của Úc - Phần 2 Kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp của Úc - Phần 2

Loại bỏ lớp bùn đáy ao sẽ giúp loại bỏ vật chất hữu cơ và các vi khuẩn kị khí có hại trong vụ nuôi kế tiếp.

17/09/2015
Nuôi cá dìa trong ao đất kết hợp tôm sú Nuôi cá dìa trong ao đất kết hợp tôm sú

Cá dìa là một đặc sản của Thừa Thiên Huế, không chỉ người dân Huế mà cả khách du lịch đều biết đến giá trị thương phẩm của loài này.

12/03/2015
Nuôi ghép hàu với tôm sú Nuôi ghép hàu với tôm sú

Nhóm nghiên cứu của Khoa Nông Lâm Ngư- Đại học Vinh đã triển khai mô hình nuôi theo hướng này tại xã Hưng Hoà, thành phố Vinh,

12/03/2015
Cách giảm giá thành nuôi tôm sú Cách giảm giá thành nuôi tôm sú

Theo thông tin từ Hiệp hội Xuất khẩu tôm Việt Nam, khả năng xuất khẩu tôm sú năm 2009 của Việt Nam sẽ giảm khoảng 30%.

12/03/2015
Cân bằng ammonia trong ao nuôi tôm sú Cân bằng ammonia trong ao nuôi tôm sú

Nuôi tôm sú đang là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long.

12/03/2015