Phòng Bệnh Ngã Nước Ở Trâu Bò

Bệnh ngã nước ở trâu bò mà nông dân thường gọi là bệnh do ký sinh trùng do một loài vi sinh vật ký sinh trong máu gây ra, có tên là tiêu mao trùng (còn gọi là Xura). Bệnh thường chỉ xuất hiện khi chuyển trâu, bò từ miền núi xuống đồng bằng. Bệnh gây thiệt hại lớn bởi nó có thể làm chết cả đàn.
Nguyên nhân
![]() |
Bệnh lây lan do ruồi, muỗi, mòng hoặc đỉa, vắt đốt con vật bệnh rồi đốt sang trâu, bò khoẻ. Trâu, bò ở miền núi có thể mang mầm bệnh nhưng do được ăn đủ cỏ, ít phải cày bừa nên mầm bệnh không phát. Nhưng nếu chuyển chúng về miền xuôi, do lượng cỏ hạn chế, lại phải cày bừa nặng nhọc, sức khoẻ giảm sút nên bệnh có thể bùng phát, người dân thường gọi là trâu ngã nước. Với trâu nuôi ở đồng bằng vốn thích nghi với điều kiện sống nên có sức đề kháng tốt hơn, tỉ lệ mắc bệnh thấp hơn.
Triệu chứng
- ở thể mãn tính, trâu gầy sút đi, có biểu hiện phù thũng ở dưới hàm, bụng, háng, cơ quan sinh dục. Nhiều con có thể bị liệt chân sau hoặc cả thân sau, niêm mạc mắt vàng khè hoặc đỏ tía. Sức cày bừa của trâu giảm sút hẳn và dường như không còn sức khoẻ khi bệnh kéo dài vài tuần, nếu vào mùa rét thì trâu đổ gục và chết.
- ở thể cấp tính, trâu đang ở thể trạng bình thường bỗng thở gấp, run rẩy, ngã lăn ra và chết rất nhanh chóng trong vòng vài giờ. ở thể này thường ít gặp hơn thể mãn tính.
Phòng và chống bệnh
Vì bệnh gây tác hại lớn về mặt kinh tế nên bà con cần hết sức đề phòng
- Nếu đưa trâu từ miền núi về đồng bằng cần phải cho chúng ăn uống đầy đủ và cho tập làm quen dần với công việc.
- Đối với những vùng hay xảy ra bệnh ngã nước, cần tiêm phòng cho trâu 2 lần/năm bằng thuốc đặc trị Naganol.
- Cần chú ý diệt muỗi, mòng và các vật trung gian truyền bệnh.
- Nếu thấy trâu bắt đầu có triệu chứng, cần lấy mẫu máu gửi đi kiểm tra tìm ký sinh trùng, phát hiện bệnh sớm, dùng ngay dung dịch Naganol 19% tiêm bắp với liều 10mg/kg thể trọng.
Có thể bạn quan tâm

Mưa kèm theo giông gió mạnh có thể làm quả sầu riêng bị rụng non, ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất.

Lấy sức dân làm gốc, phát triển nông nghiệp làm “bàn đạp”, cùng với sự hỗ trợ của cấp trên, phong trào xây dựng NTM ở huyện Việt Yên (Bắc Giang) phát triển mạnh mẽ. Dự kiến 6 xã điểm của huyện sẽ về đích trước hẹn.

Sau bão, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Thăng Bình hối hả ra đồng, khẩn trương thu hoạch, kiểm tra mức độ hư hại và tìm cách xử lý.

Sau ba năm rơi vào thảm cảnh “bán không ai mua, cho không ai lấy”, bất ngờ năm nay cau quả lại được giá khiến nông dân ở huyện Tiên Phước rất đỗi mừng vui.

Để chấn chỉnh tình trạng nuôi tôm trên cát tràn lan, gây nhiều hệ lụy đến môi trường, huyện Thăng Bình đang triển khai các biện pháp để đưa những ao nuôi tôm vào vùng quy hoạch tạm thời.