Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng Bệnh Ngã Nước Ở Trâu Bò

Phòng Bệnh Ngã Nước Ở Trâu Bò
Ngày đăng: 11/05/2011

Bệnh ngã nước ở trâu bò mà nông dân thường gọi là bệnh do ký sinh trùng do một loài vi sinh vật ký sinh trong máu gây ra, có tên là tiêu mao trùng (còn gọi là Xura). Bệnh thường chỉ xuất hiện khi chuyển trâu, bò từ miền núi xuống đồng bằng. Bệnh gây thiệt hại lớn bởi nó có thể làm chết cả đàn.

Nguyên nhân

benh tieu mao trung trau bo.jpg

Bệnh lây lan do ruồi, muỗi, mòng hoặc đỉa, vắt đốt con vật bệnh rồi đốt sang trâu, bò khoẻ. Trâu, bò ở miền núi có thể mang mầm bệnh nhưng do được ăn đủ cỏ, ít phải cày bừa nên mầm bệnh không phát. Nhưng nếu chuyển chúng về miền xuôi, do lượng cỏ hạn chế, lại phải cày bừa nặng nhọc, sức khoẻ giảm sút nên bệnh có thể bùng phát, người dân thường gọi là trâu ngã nước. Với trâu nuôi ở đồng bằng vốn thích nghi với điều kiện sống nên có sức đề kháng tốt hơn, tỉ lệ mắc bệnh thấp hơn.

Triệu chứng

- ở thể mãn tính, trâu gầy sút đi, có biểu hiện phù thũng ở dưới hàm, bụng, háng, cơ quan sinh dục. Nhiều con có thể bị liệt chân sau hoặc cả thân sau, niêm mạc mắt vàng khè hoặc đỏ tía. Sức cày bừa của trâu giảm sút hẳn và dường như không còn sức khoẻ khi bệnh kéo dài vài tuần, nếu vào mùa rét thì trâu đổ gục và chết.

- ở thể cấp tính, trâu đang ở thể trạng bình thường bỗng thở gấp, run rẩy, ngã lăn ra và chết rất nhanh chóng trong vòng vài giờ. ở thể này thường ít gặp hơn thể mãn tính.

Phòng và chống bệnh

Vì bệnh gây tác hại lớn về mặt kinh tế nên bà con cần hết sức đề phòng

- Nếu đưa trâu từ miền núi về đồng bằng cần phải cho chúng ăn uống đầy đủ và cho tập làm quen dần với công việc.

- Đối với những vùng hay xảy ra bệnh ngã nước, cần tiêm phòng cho trâu 2 lần/năm bằng thuốc đặc trị Naganol.

- Cần chú ý diệt muỗi, mòng và các vật trung gian truyền bệnh.

- Nếu thấy trâu bắt đầu có triệu chứng, cần lấy mẫu máu gửi đi kiểm tra tìm ký sinh trùng, phát hiện bệnh sớm, dùng ngay dung dịch Naganol 19% tiêm bắp với liều 10mg/kg thể trọng.


Có thể bạn quan tâm

Nhân Rộng Loại Hình Tổ, Đội Tàu Cá Vươn Khơi Bám Biển Nhân Rộng Loại Hình Tổ, Đội Tàu Cá Vươn Khơi Bám Biển

Theo Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ NNPTNT), hiện nay cả nước có khoảng 3.700 tổ, đội tàu cá với khoảng 22.000 tàu/140.000 lao động tham gia cùng vươn khơi bám biển.

25/12/2013
Xuất Hiện Bệnh Lở Mồm, Long Móng Và Cúm Gia Cầm Xuất Hiện Bệnh Lở Mồm, Long Móng Và Cúm Gia Cầm

Từ ngày 15-12-2013 ở Thanh Hóa, trên địa bàn các xã: Xuân Bình, Xuân Hòa (Như Xuân) và Thạch Tượng (Thạch Thành) đã xảy ra bệnh lở mồm, long móng (LMLM) làm 177 con trâu, bò bị mắc bệnh.

25/12/2013
Mô Hình Kết Hợp Lúa - Ếch - Cá Cho Lợi Nhuận Cao Mô Hình Kết Hợp Lúa - Ếch - Cá Cho Lợi Nhuận Cao

Hiện nay, xu hướng sản xuất đa canh, đa con trên cùng một diện tích được nhiều nông dân xã Phong Thạnh Đông A (huyện Giá Rai - Bạc Liêu) áp dụng. Với mô hình lúa - ếch - cá kết hợp, mỗi năm đem về cho người nuôi hàng trăm triệu đồng. Theo đó, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, có điều kiện mua sắm máy móc phục vụ sản xuất.

03/12/2013
Thực Hiện Các Mô Hình Trình Diễn Nuôi Gà Thả Vườn An Toàn Sinh Học Thực Hiện Các Mô Hình Trình Diễn Nuôi Gà Thả Vườn An Toàn Sinh Học

Từ năm 2008 đến nay, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) thực hiện các mô hình trình diễn đã giới thiệu cho người chăn nuôi về quy trình nuôi gà thả vườn, chuyển giao các giống mới, nuôi gà thả vườn chất lượng tốt theo hướng an toàn sinh học đem lại lợi nhuận kinh tế cao.

25/12/2013
Mô Hình Mô Hình "Hà Treo Dây" Ở Hoàng Tân

Mới đây đến xã Hoàng Tân (TX Quảng Yên - Quảng Ninh), chúng tôi được nghe giới thiệu về mô hình nuôi “Hà treo dây” của người dân xã. Đây là mô hình phát triển kinh tế mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao, hiện được nông dân trên địa bàn nhân rộng.

03/12/2013