Phòng bệnh cho gia súc trong thời tiết nắng nóng

Vì vậy, để phòng chống bệnh cho gia súc trong mùa nắng nóng, bà con nông dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Tăng cường thức ăn xanh: Rau cỏ tươi, củ, quả và các loại vitamin; tăng cường chất đạm, giảm tinh bột, mỡ, đường trong khẩu phần ăn cho gia súc. Cùng với đó, cần đảm bảo cho gia súc ăn đủ thức ăn thô xanh (trâu, bò từ 15 – 35kg/con/ngày) và bổ sung thức ăn tinh (1 – 2,5kg/con/ngày). Riêng đối với bò sữa, lượng thức ăn tinh bổ sung theo năng suất sữa.
Vào những đợt nắng nóng kéo dài, bà con nên thực hiện chế độ chuyển bữa ăn của gia súc từ ban ngày sang ăn vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Đảm bảo thường xuyên có đủ nước cho gia súc uống, tốt nhất là nên lắp hệ thống nước uống tự động để luôn cung cấp đủ nước sạch cho gia súc. Bên cạnh đó, bà con nên tắm, chải cho gia súc 2 – 3 lần/ngày để làm giảm nhiệt cho cơ thể. Chú ý đối với bò sữa nên tắm trước hoặc sau khi vắt sữa 2 – 3 giờ.
Thời gian chăn thả gia súc: Buổi sáng từ 6 – 9 giờ, buổi chiều từ 16 – 18 giờ. Bà con cần chú ý không chăn thả gia súc ngoài trời nắng gắt trong thời gian dài, không để gia súc làm việc nặng hay làm việc quá lâu trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao, nắng gắt, nên nhốt gia súc và cho ăn tại chuồng hoặc buộc ở những nơi có cây xanh bóng mát.
Có thể bạn quan tâm

Sau rằm tháng giêng, xoài xung quanh các triền núi Cô Tô, núi Dài lớn, núi Cấm… bắt đầu cho trái liên tục. Khác với lối canh tác truyền thống, nhà vườn Bảy Núi (An Giang) áp dụng phương pháp xử lý ra hoa trái vụ, nhất là đối với các loại giống mới.

Cuối năm nay, lô hàng nhãn chín muộn đầu tiên của huyện Hoài Đức sẽ tiếp cận thị trường Mỹ - một trong những thị trường khó tính nhất về trái cây hiện nay.
Từ một vài hộ canh tác thử nghiệm, đến nay diện tích cam toàn xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp tăng mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhằm tiếp tục khai thác loại cây trồng tiềm năng này, các hộ nông dân nơi đây từng bước sản xuất cam theo hướng an toàn...

Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhiều chủng virus cúm gia cầm đang lưu hành có thể tái tổ hợp gene để tạo các chủng virus mới có nguy cơ lây lan sang người và bùng phát thành dịch.
"Tôi chuyển sang nuôi gà Đông Tảo, ngoài việc chênh lệnh về thu nhập, còn bởi tôi là thằng đàn ông luôn... đam mê "của lạ" - ông Long tâm sự.