Phòng bệnh cho gia súc trong mùa mưa

Để hạn chế số gia súc bị bệnh, người chăn nuôi cần chú ý thực hiện một số biện pháp sau:
Củng cố chuồng trại vững chắc, tránh bị dột nước, đổ ngã, gió lùa, gia súc xổng chuồng. Vệ sinh chuồng trại hàng ngày, dọn hết phân, thức ăn thừa và chất thải ra khỏi chuồng.
Dùng các loại thuốc sát trùng để tiêu độc chuồng trại theo hướng dẫn của cơ quan thú y sở tại và hướng dẫn ghi trên bao bì thuốc.
Thực hiện tẩy giun sán cho gia súc khoảng 6 tháng một lần bằng Vimectin và VimeFasci hoặc Hanmectin.
Nên chăn thả khi đã có ánh nắng mặt trời và ráo sương.
Thức ăn thô xanh bị nhiễm bẩn cần được rửa sạch, hong nắng gió cho ráo nước mới cho ăn.
Nếu thức ăn thô xanh còn non thì nên giảm khẩu phần này, đồng thời tăng khẩu phần rơm rạ đã có dự trữ.
Không cho gia súc ăn thức ăn ôi úa, thiu mốc, nhất là thức ăn tinh bổ sung. Nếu có loại thức ăn mới thì nên tập cho ăn rồi mới tăng dần lượng cho ăn để đảm bảo an toàn.
Thường xuyên vệ sinh máng nước uống và cho gia súc uống nước sạch.
Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh, nhất là những bệnh truyền nhiễm. Dự trữ đầy đủ thức ăn thô xanh.
Khi gia súc bị bệnh cần báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở đến điều trị.
Không vận chuyển, giết mổ gia súc bị bệnh; tiêu hủy gia súc chết bằng cách đào hố sâu, bỏ xác xuống hố, rắc vôi bột rồi lấp đất kín.
Có thể bạn quan tâm

Cho dù các chuyên gia lẫn các nhà quản lý cảnh báo chăn nuôi là một trong những ngành chịu thiệt thòi nhất khi Việt Nam gia nhập TPP thì trên thực tế, hoạt động chăn nuôi vẫn đang mở rộng khá nhanh, nhất là tại Đồng Nai - địa phương có tổng đàn gia súc lớn nhất nước.
Vào khoảng giữa tháng 6, hành tây Đà Lạt mua tại vườn chưa tới 3.000 đồng/kg, đến thời điểm hiện tại loại hàng này đã đội giá lên gấp hàng chục lần. Với mức giá từ 25.000- 40.000 đồng/kg (tùy loại) dù được xem là cao kỷ lục, nhưng nông dân vẫn không có hàng để bán.

Thời gian qua, bằng nhiều giải pháp, các doanh nghiệp đã và đang nỗ lực đưa hàng Việt “phủ sóng” ở nông thôn, đặc biệt là những vùng khó khăn.

“Chất tạo nạc đang là vấn nạn làm hủy hoại sản xuất, sức khỏe của người tiêu dùng và nếu không được xử lý triệt để thì ngành chăn nuôi sẽ lâm vào cảnh tự sát”.

Nhiều hộ trồng tích trữ hành, tỏi vào cuối vụ nhằm đợi giá lên cao trong dịp Tết mới bán ra, khiến lượng nông sản này tại Lý Sơn còn lại khoảng 800 tấn.