Phòng bệnh cho gia súc trong mùa mưa

Để hạn chế số gia súc bị bệnh, người chăn nuôi cần chú ý thực hiện một số biện pháp sau:
Củng cố chuồng trại vững chắc, tránh bị dột nước, đổ ngã, gió lùa, gia súc xổng chuồng. Vệ sinh chuồng trại hàng ngày, dọn hết phân, thức ăn thừa và chất thải ra khỏi chuồng.
Dùng các loại thuốc sát trùng để tiêu độc chuồng trại theo hướng dẫn của cơ quan thú y sở tại và hướng dẫn ghi trên bao bì thuốc.
Thực hiện tẩy giun sán cho gia súc khoảng 6 tháng một lần bằng Vimectin và VimeFasci hoặc Hanmectin.
Nên chăn thả khi đã có ánh nắng mặt trời và ráo sương.
Thức ăn thô xanh bị nhiễm bẩn cần được rửa sạch, hong nắng gió cho ráo nước mới cho ăn.
Nếu thức ăn thô xanh còn non thì nên giảm khẩu phần này, đồng thời tăng khẩu phần rơm rạ đã có dự trữ.
Không cho gia súc ăn thức ăn ôi úa, thiu mốc, nhất là thức ăn tinh bổ sung. Nếu có loại thức ăn mới thì nên tập cho ăn rồi mới tăng dần lượng cho ăn để đảm bảo an toàn.
Thường xuyên vệ sinh máng nước uống và cho gia súc uống nước sạch.
Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh, nhất là những bệnh truyền nhiễm. Dự trữ đầy đủ thức ăn thô xanh.
Khi gia súc bị bệnh cần báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở đến điều trị.
Không vận chuyển, giết mổ gia súc bị bệnh; tiêu hủy gia súc chết bằng cách đào hố sâu, bỏ xác xuống hố, rắc vôi bột rồi lấp đất kín.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, nông dân trồng hành ở huyện Châu Phú thu hoạch trong không khí được mùa, được giá...

Việt Nam đang dần lộ diện là “con hổ” trong XK rau quả thế giới, song chính sách dành cho ngành hàng này lại chưa tương xứng.

Ngày 11/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe báo cáo về tình hình kinh tế xã hội và đặc biệt lưu ý đến tình hình xuất khẩu nông sản đang giảm mạnh...

Sở NN-PTNT Lâm Đồng cho biết, do những trận mưa lớn diễn ra liên tục trong thời gian qua đã khiến sản lượng rau của tỉnh Lâm Đồng giảm tới hơn 1.000 tấn so với tháng trước.

Niên vụ cà phê 2014/15 đã thu hoạch xong, sản lượng giảm trên 20% so với niên vụ trước.