Phòng bệnh cho gia súc trong mùa mưa

Để hạn chế số gia súc bị bệnh, người chăn nuôi cần chú ý thực hiện một số biện pháp sau:
Củng cố chuồng trại vững chắc, tránh bị dột nước, đổ ngã, gió lùa, gia súc xổng chuồng.
Vệ sinh chuồng trại hàng ngày, dọn hết phân, thức ăn thừa và chất thải ra khỏi chuồng.
Dùng các loại thuốc sát trùng để tiêu độc chuồng trại theo hướng dẫn của cơ quan thú y sở tại và hướng dẫn ghi trên bao bì thuốc.
Thực hiện tẩy giun sán cho gia súc khoảng 6 tháng một lần bằng Vimectin và VimeFasci hoặc Hanmectin.
Nên chăn thả khi đã có ánh nắng mặt trời và ráo sương. Thức ăn thô xanh bị nhiễm bẩn cần được rửa sạch, hong nắng gió cho ráo nước mới cho ăn. Nếu thức ăn thô xanh còn non thì nên giảm khẩu phần này, đồng thời tăng khẩu phần rơm rạ đã có dự trữ.
Không cho gia súc ăn thức ăn ôi úa, thiu mốc, nhất là thức ăn tinh bổ sung. Nếu có loại thức ăn mới thì nên tập cho ăn rồi mới tăng dần lượng cho ăn để đảm bảo an toàn.
Thường xuyên vệ sinh máng nước uống và cho gia súc uống nước sạch. Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh, nhất là những bệnh truyền nhiễm.
Dự trữ đầy đủ thức ăn thô xanh.
Khi gia súc bị bệnh cần báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở đến điều trị. Không vận chuyển, giết mổ gia súc bị bệnh; tiêu hủy gia súc chết bằng cách đào hố sâu, bỏ xác xuống hố, rắc vôi bột rồi lấp đất kín.
Có thể bạn quan tâm

BCĐ do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh đứng đầu, các ủy viên gồm Cục Bảo vệ Thực vật, Vụ Khoa học – Công nghệ, Cục Chế biến nông – lâm sản, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Sở Nông nghiệp của 3 tỉnh trọng điểm trồng thanh long là Bình Thuận, Tiền Giang, Long An.

Cải tạo vùng đất đồi, lựa chọn cây trồng phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao là hướng đi mới. Với hướng đi này, anh Cường và một số hộ dân nơi đây đã góp phần làm đa dạng hóa các giống cây trồng, nhất là cây ăn trái. Qua đó thúc đẩy kinh tế địa phương từng bước thay đổi.

Theo thống kê từ Cộng đồng Tiêu Quốc tế (một nhóm các nhà sản xuất ở Jakarta), hiện hạt tiêu đen đang được giao dịch trên thị trường với mức giá khoảng 9 USD/kg; tăng mạnh so với mức 2 USD/kg trong khoảng 1 thập kỷ trước. Trong khi đó, giá hạt tiêu trắng vào khoảng 13 USD/kg, tăng gấp 3 lần so với 1 thập kỷ trước.

Năm 2013, được tiếp cận nguồn vốn 20 triệu đồng từ Dự án đầu tư cải tạo chăm sóc cà phê, hồ tiêu do Hội Nông dân huyện hỗ trợ, ông K’Đum, ở bon Bu N’đor, xã Đắk Wer đã mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật về chăm sóc, phòng bệnh cho vườn cà phê. Mặc dù nguồn vốn được hỗ trợ không nhiều, nhưng đã giúp gia đình vượt qua thời điểm khó khăn lúc đó, cũng như có thêm nguồn vốn để đầu tư tốt cho cây trồng.

Ông Lê Văn Hòa là nông dân giàu kinh nghiệm về nuôi trồng thủy sản tại xã Trà Cổ (huyện Tân Phú). Ông cũng là người đi tiên phong trong việc thử nghiệm và nuôi thành công cá tầm, giống cá xứ lạnh ở vùng nhiệt đới. Theo ông Hòa, điều kiện khí hậu ở xã Trà Cổ, nhất là ở đây có nguồn nước suối tự nhiên, quanh năm mát lạnh phù hợp để nuôi giống cá vùng ôn đới này.