Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng Bệnh Cá Trong Giai Đoạn Giao Mùa

Phòng Bệnh Cá Trong Giai Đoạn Giao Mùa
Ngày đăng: 17/05/2012

Các yếu tố ảnh hưởng:

- Môi trường nước thay đổi: Nhiệt độ nước thay đổi đột ngột vào tháng 11 đến tháng 2 có thể xuống thấp đến 19-23oC và tăng cao vào tháng 4 đến tháng 6, có thể lên đến 30-35o C. Điều đó làm cho cá bị sốc, stress, bỏ ăn, suy yếu...tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, làm cho cá dễ bệnh. Chất lượng nước trong ao nuôi kém chất lượng, nguồn nước cấp bị ô nhiễm cũng là nguyên nhân làm cho cá bệnh.

- Thức ăn kém chất lượng: Chất lượng thức ăn kém, không đủ dinh dưỡng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển và làm ô nhiễm môi trường ao nuôi.

- Chăm sóc kém: Các dụng cụ cho ăn không được vệ sinh thường xuyên là nơi ẩn chứa mầm bệnh. Các dụng cụ vận chuyển, bắt cá như lưới vợt, thùng...có thể làm xây xát cá trong quá trình thao tác và vì thế mầm bệnh có điều kiện xâm nhập vào cá nuôi.

- Chất lượng con giống không tốt: Cá có thể đã mắc bệnh từ nguồn giống thả nuôi do chưa được kiểm tra chất lượng, mang sẵn mầm bệnh mà chưa được xử lý diệt trùng, khi cá thả xuống nuôi một thời gian gặp thời tiết thay đổi làm cho mầm bệnh phát triển.

Phòng bệnh cho cá:

- Vệ sinh ao sau thu hoạch và trước khi thả nuôi mới: Dọn sạch cỏ; vét bùn đáy ao; lấp hết các lỗ mọi, hang hốc xung quanh bờ ao; bón zeofish để tiêu diệt mầm bệnh, ổn định pH và diệt tạp.

- Chất lượng con giống: Chọn giống tốt, không mang mầm bệnh, đồng đều về trọng lượng, màu sắc sáng đẹp, bơi lội nhanh nhẹn, phản ứng nhanh, không bị dị hình, trầy xước, nên mua giống ở những cơ sở giống có uy tín... Trước khi thả giống nên tắm cá giống qua nước muối 2-3% trong 5-10 phút và phải theo dõi cá trong quá trình tắm. Trong quá trình vận chuyển cá giống nên pha Anti-Shock liều 2,5g / 1lít nuớc vào nước vận chuyển cá.

- Mật độ nuôi thích hợp: Nên thả giống với mật độ thích hợp 25-30 con/m2. Thả cá đúng mật độ để cá lớn nhanh, đồng đều, ít bệnh, rút ngắn được thời gian nuôi, đạt cỡ thương phẩm lớn bán được giá cao, không phải tốn tiền nhiều để mua con giống và thức ăn nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Chăm sóc và nuôi dưỡng đúng kỹ thuật: Khi cho cá ăn nên để ý đến các yếu tố: Định lượng (cho ăn lượng vừa đủ, tránh để thừa thức ăn), định chất (thức ăn phải bảo đảm chất lượng, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cá), định vị (cho ăn ở nhiều nơi khác nhau, để tất cả cá được ăn thức ăn, tránh xây xát, va đập lẫn nhau), định thời gian (cho ăn theo thời gian nhất định, có thể cho ăn nhiều lần trong ngày nhưng phải có mốc thời gian cho ăn cụ thể) để đảm bảo cho cá khỏe mạnh, hạn chế nhiễm bệnh.

- Chất lượng nước ao nuôi: Ao phải thông thoáng, độ sâu ao nuôi cá thịt 1,2-2m, độ sâu ao ương cá giống: 0,5-1.2m, pH ổn định từ 6,5 – 8,5 tức là nước ao nuôi cá có màu xanh vỏ đậu hoặc xanh lá chuối non là tốt, hàm lượng oxy hòa tan 3-8mg/l, nhiệt độ nước: 28-30oC. Có hệ thống thay nước, gần sông lớn để có thể thay nước dễ dàng, có nguồn nước sạch. Nên xử lý nước định kỳ bằng zeofish liều 4-6kg/m3 nước, mỗi tháng 1lần; sát trùng nguồn nuớc bằng Sundine 57 với liều 1lít /3.000 m3 nước, 2-4 tuần 1 lần.

- Xử lý môi trường lúc giao mùa: Vào mùa mưa, nhất là giai đoạn chuyển mùa nắng sang mưa, ao rất dễ bị xì phèn làm pH nước ao giảm thấp; pH thay đổi đột ngột làm cá bị sốc, giảm sức đề kháng và mầm bệnh dễ dàng có cơ hội xâm nhập vào cơ thể cá. Nên phòng bằng cách: Định kỳ 2 tuần/lần rải vôi xung quanh bờ ao hoặc đào rãnh xung quanh bờ ao rồi rải vôi vào rãnh để ngăn nước mưa mang phèn và chất dơ bẩn từ trên bờ ao xuống. Đồng thời sử dụng zeofish liều 6 kg/100m3 nước, có tác dụng ổn định pH nước và phòng bệnh cho cá.

Trong suốt quá trình nuôi nên phòng bệnh cho cá là tốt nhất, vì khi cá bị bệnh việc điều trị rất khó khăn, tốn kém và hiệu quả không cao. Vì vậy người nuôi cần phải thực hiện tốt qui trình nuôi dưỡng, chăm sóc cho cá. Đặc biệt cần bảo vệ sức khỏe của đàn cá và tăng sức đề kháng cho chúng.Nên trộn Cetafish liều 100g/20kg thức ăn cho cá ăn thường xuyên; xử lý môi trường nước định kỳ 1-2 lần trên tháng bằng zeofish 6kg/m3 nước, Sundine 57 liều 1lít/3.000 m3 nước. Cần phòng bệnh ngoại ký sinh trùng (trùng quả dưa, trùng mỏ neo, nấm thủy mi, rận cá) bằng seaweed 2 tuần 1lần với liều 1lít /1.000 m3 nước.

Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Trùn Quế Kết Hợp Chăn Nuôi Lợi Cả Đôi Đường Mô Hình Nuôi Trùn Quế Kết Hợp Chăn Nuôi Lợi Cả Đôi Đường

Trong điều kiện giá thức ăn cho chăn nuôi tăng cao, trong khi nhu cầu thị trường yêu cầu thực phẩm ngon, sạch, đảm bảo vệ sinh nên gần đây xã Thiện Nghiệp (Phan Thiết - Bình Thuận) thí điểm mô hình nuôi trùn quế kết hợp chăn nuôi tại gia đình anh Nguyễn Văn Tánh - thôn Thiện Trung. Mô hình này vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa bảo vệ được môi trường, do tận dụng lượng chất thải trong chăn nuôi.

09/08/2013
Hơn 353.400 Ha Lúa Nhiễm Sâu Cuốn Lá Hơn 353.400 Ha Lúa Nhiễm Sâu Cuốn Lá

Trong đó Thái Bình nhiễm trên 81.500 ha (mật độ sâu phổ biến từ 200 – 300 con/m2), Nam Định 76.500 ha (mật độ 50 – 100 con/m2), Hải Phòng 36.000 ha (mật độ 80 – 100 con/m2)…

15/07/2012
Hương Bài, Cây Trồng Xen Hiệu Quả Trên Đất Dốc Hương Bài, Cây Trồng Xen Hiệu Quả Trên Đất Dốc

Chúng tôi lên Tiên Lý, một trong 6 thôn trồng nhiều hương bài nhất của xã Yên Định khi bà con vừa kết thúc vụ thu hoạch, đang làm đất để trồng lại cho vụ sau. Nhiều vườn cây vải thiều, nhãn lồng Hưng Yên, hồng Đoàn Kết, hồng Lục Ngạn, đồi bạch đàn, keo lai, trám quả v.v… mặc dù dốc đến trên 20o nhưng nhờ có cây hương bài trồng xen mà đất được giữ ẩm, cản nước xói mòn tốt nên vẫn lên xanh tốt, đang ra hoa trắng xóa hứa hẹn một mùa quả bội thu.

15/07/2012
Giải Pháp Tiết Kiệm Cho Nhà Nông Giải Pháp Tiết Kiệm Cho Nhà Nông

Có một giải pháp đang được nhiều nông dân ở Thoại Sơn, An Giang áp dụng khá hiệu quả, đó là sử dụng phân bón lá Super Humate Sen Vàng (sản phẩm của Cty TNHH An Hưng Tường).

15/07/2012
Mô Hình Nuôi Ngao Hoa Và Vẹm Xanh Ở Quảng Ninh Mô Hình Nuôi Ngao Hoa Và Vẹm Xanh Ở Quảng Ninh

Sau những thành công bước đầu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đưa vào nuôi thử nghiệm Ngao hoa và Vẹm xanh – hai loài nhuyễn thể tự nhiên có giá trị kinh tế cao, khả năng chống chịu với thời tiết khắc nghiệt tốt hơn.

19/07/2012