Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phối Hợp Ngăn Chặn Tình Trạng Sử Dụng Chất Cấm Trong Chăn Nuôi

Phối Hợp Ngăn Chặn Tình Trạng Sử Dụng Chất Cấm Trong Chăn Nuôi
Ngày đăng: 24/06/2012

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công Thương, Công an, Tài chính, Thông tin và Truyền thông tăng cường phối hợp, có biện pháp xử lý nghiêm để ngăn chặn tình trạng nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Báo cáo của Bộ Công an vừa qua cho thấy, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi diễn ra công khai và ở nhiều địa phương trong cả nước. Trong 3 tháng đầu năm 2012 đã phát hiện trong thức ăn chăn nuôi có 13/268 mẫu (4,8%); thuốc thú y 2/18 mẫu (11,1%); thịt, gan, lợn 8/179 mẫu (4,4%); nước tiểu lợn 7/108 mẫu (6,4%).

Qua kiểm tra tại 15 tỉnh từ Bắc Giang đến Quảng Nam đã phát hiện có 3 mẫu dương tính với nhóm beta – agonist (Hải Dương 1; Hòa Bình 1; Bắc Ninh 1).

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng sử dụng chất cấm hiện nay là do việc phát hiện, quản lý, xử lý chất cấm có một số vấn đề bất cập.

Chất cấm chủ yếu được nhập lậu từ nước ngoài, nhưng việc kiểm tra, phân tích, lẫy mẫu tại các cửa khẩu còn bị buông lỏng, chưa có cơ quan chuyên trách kiểm soát tại các cửa khẩu.

Ngoài ra, việc kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi đầu vào còn rất hạn chế; đặc biệt là hạn chế trong việc chấp hành pháp luật của người dân, một bộ phận người dân chưa được tuyên truyền đầy đủ các quy định của pháp luật cũng như chưa nhận thức được mức độ nghiêm trọng đối với sức khỏe khi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Chất cấm trong chăn nuôi mà dư luận đang quan tâm hiện nay có 3 chất chính là Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine thuộc nhóm Beta-agonist. Chúng có tác dụng làm giãn phế quản, điều khiển các chất dinh dưỡng hướng tới mô cơ, tăng quá trình sinh tổng hợp protein để tích lũy nạc và giảm sinh tổng hợp mỡ, giảm tích lũy mỡ trong cơ thể.

Nếu vật nuôi sử dụng nhiều và con người ăn phải các loại thực phẩm có chứa các chất trên thì có thể bị ngộ độc gây run cơ, đau tim, sẩy thai ở phụ nữ, trường hợp nặng có thể gây tử vong.

Có thể bạn quan tâm

Chăn Nuôi Những Tháng Cuối Năm Chưa Thể Lạc Quan Chăn Nuôi Những Tháng Cuối Năm Chưa Thể Lạc Quan

Từ đầu năm đến nay, ngành chăn nuôi trong nước liên tục phải đối mặt với khó khăn do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá sản phẩm chăn nuôi xuống thấp, người nông dân bị thua lỗ. Bởi vậy, mặc dù Cục Chăn nuôi khẳng định hiện tình hình chăn nuôi đã đi vào ổn định nhưng không ít người vẫn băn khoăn, chưa thể lạc quan về sản xuất từ nay đến cuối năm.

09/07/2013
Béc Phun Tự Chế Giúp Nông Dân Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Tế Vườn Béc Phun Tự Chế Giúp Nông Dân Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Tế Vườn

Anh Lại Trường Vũ (SN 1978) - chuyên viên Văn phòng HĐND-UBND huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) xuất thân trong gia đình nông dân. Gia đình anh canh tác hơn 6 công vườn. Do chi phí đầu tư hệ thống tưới tiêu khá lớn, đặc biệt là béc phun, có loại phải tốn hơn 4 triệu đồng cho một công vườn, từ đó anh đã tìm tòi tự chế ra loại béc phun giá thành rất rẻ mà vô cùng tiện ích.

09/07/2013
Nhân Rộng Mô Hình Cấy Lúa Mùa Theo Phương Thức Không Làm Đất Nhân Rộng Mô Hình Cấy Lúa Mùa Theo Phương Thức Không Làm Đất

Nhiều năm qua, huyện Hải Hậu (Nam Định) luôn đi đầu trong việc xây dựng các mô hình sản xuất ứng dụng kỹ thuật canh tác mới, trong đó mô hình cấy lúa mùa theo phương thức không làm đất đã được khẳng định với nhiều ưu điểm như năng suất tăng, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận gây ra, tạo quỹ đất để mở rộng diện tích trồng cây vụ đông trên đất hai vụ lúa. Hiện nay, mô hình này đang được nông dân các địa phương trong huyện áp dụng và nhân rộng qua từng năm.

09/07/2013
Tiếp Tục Đầu Tư Cho Nông Dân Trồng 100 Héc-Ta Đậu Bắp Nhật Tiếp Tục Đầu Tư Cho Nông Dân Trồng 100 Héc-Ta Đậu Bắp Nhật

Sở Công thương tỉnh, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) vừa có buổi làm việc với huyện Châu Phú (An Giang) về tình hình cung ứng giống đậu bắp, thực hiện chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ lúa Jamine Global GAP và việc xây dựng nhà máy sơ chế nguyên liệu.

09/07/2013
Hồi Phục Hơn 19.000 Ha Nhãn Nhiễm Bệnh Chổi Rồng Hồi Phục Hơn 19.000 Ha Nhãn Nhiễm Bệnh Chổi Rồng

Sau thời gian triển khai công tác chống dịch chổi rồng trên nhãn, đến nay có 19.130 ha nhãn ở 7 tỉnh, thành gồm: Tiền Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ và Hậu Giang, hồi phục phát triển trở lại sau cắt tỉa và phun thuốc, đạt tỷ lệ 81,4%.

09/07/2013