Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Phối Giống Lợn Nái Hiệu Quả

Phối Giống Lợn Nái Hiệu Quả
Ngày đăng: 13/08/2013

Để lợn nái đạt tỷ lệ thụ thai cao, số con đẻ ra nhiều, trọng lượng lợn sơ sinh cao, người chăn nuôi cần phải chọn được thời điểm phối giống cho lợn nái thích hợp. Muốn vậy, phải lưu ý những điểm sau:

1. Tuổi động dục đầu tiên

Tuổi động dục đầu tiên ở lợn nội (ỉ, Móng Cái) rất sớm: 4-5 tháng tuổi khi khối lượng đạt từ 20-25kg.

Ở lợn nái lai tuổi động dục đầu tiên muộn hơn so với lợn nội thuần. ở lợn lai F1 (có 1/2 máu nội) động dục bắt đầu lúc 6 tháng tuổi, khi khối lượng cơ thể đạt 50-55kg. ở lợn ngoại động dục muộn hơn so với lợn lai, tức là động dục lúc 6-7 tháng tuổi khi lợn có khối lượng 65-68kg.

Không cho lợn phối giống ở thời kỳ này vì cơ thể chưa phát triển đầy đủ, chưa tích tụ được chất dinh dưỡng nuôi thai, trứng chưa chín một cách hoàn chỉnh. Để đạt được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con nái sinh sản lâu bền, cần bỏ qua 1-2 chu kỳ động dục rồi mới cho phối giống.

2. Tuổi đẻ lứa đầu

Lợn nái nội (ỉ, Móng Cái) trong sản xuất, tuổi đẻ lứa đầu thường từ 11-12 tháng. Như vậy lứa đầu cho phối lúc 7 tháng tuổi. Về khối lượng cần đạt từ 45-50kg, nên cho phối với đực ngoại để có đàn con lai kinh tế.

Lợn nái lai và nái ngoại nên cho đẻ lần đầu lúc 12 tháng tuổi, nhưng không quá 14 tháng tuổi. Như vậy phải phối giống lần đầu lợn lai lúc 8 tháng tuổi với khối lượng lợn không dưới 65-70kg. Đối với lợn ngoại cho phối giống lúc 9 tháng tuổi với khối lượng không dưới 80-90 kg (giống lợn ngoại nuôi thích nghi tại Việt Nam).

3. Chu kỳ động dục của lợn nái và động dục trở lại sau đẻ

Một chu kỳ động dục của lợn nái là 18-21 ngày, nếu chưa cho phối giống thì chu kỳ lại nhắc lại.

Trong thời kỳ nuôi con, lợn nái sau khi đẻ 3-4 ngày hoặc sau khi đẻ 30 ngày lợn có hiện tượng động dục trở lại, thường thấy ở lợn nội.

Không nên cho phối giống lúc này, vì bộ máy sinh dục của lợn nái chưa phục hồi như trước khi đẻ, trứng chưa chín đều. Nếu cho phối ngay, lợn có chửa vừa phải sản xuất sữa nuôi con vừa phải cấp các chất dinh dưỡng nuôi bào thai, trong khi đó lợn nái lại cần đủ dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe sau khi đẻ. Ngoài ra lợn mẹ còn dễ bị sẩy thai khi con thúc bú.

Sau cai sữa (lúc 50-55 ngày) khoảng 3-5 ngày thì lợn nái động dục trở lại. Thời gian này cho phối giống, lợn dễ thụ thai và trứng chín nhiều, dễ có số con đông.

Quan tâm theo dõi để phối giống kịp thời là thắng lợi của người nuôi. Nuôi 1-2 con nái thì việc theo dõi không khó, nhưng nuôi nhiều từ 3-5 con càn phải đánh dấu phân biệt con nái nào cần được phối giống để phối đúng thời gian.

Tránh để cơ thế lợn mẹ hao mòn nhiều sau khi đẻ để sử dụng lâu dài con nái.

Hao mòn cơ thể ở lợn thường từ 10-20% so với trước khi đẻ. Trên mức này lợn mẹ cần được chú ý về nuôi dưỡng.

Không ép phối, nếu lợn nái sau khi cai sữa con mà cơ thể hao mòn gầy sút. Cần phải bỏ qua một chu kỳ để nái lại sức và nuôi được bền lâu hơn.


Có thể bạn quan tâm

Quy trình sản xuất và phối trộn thức ăn dùng trong chăn nuôi lợn Quy trình sản xuất và phối trộn thức ăn dùng trong chăn nuôi lợn

Trong chăn nuôi, yếu tố dinh d­ưỡng có vai trò quyết định đến việc thành bại của nghề chăn nuôi vì thức ăn chiếm tới 75 – 80% tổng chi phí để sản xuất ra sản phẩm thịt. Cho nên muốn tăng hiệu quả kinh tế thì phải làm như­ thế nào để chi phí đầu tư­ vào thức ăn thấp nhất mà vẫn đảm bảo chất l­ượng. Muốn vậy, ng­ười chăn nuôi phải có hiểu biết và vận dụng đ­ược kiến thức về dinh d­ưỡng cho lợn để từ đó có các biện pháp đầu t­ư vào thức ăn hữu hiệu nhất, đem lại lợi ích kinh tế nhất.

14/12/2015
Bệnh tiêu chảy phân trắng ở heo con Bệnh tiêu chảy phân trắng ở heo con

Hiện tượng tiêu chảy ở heo con luôn là mối lo cho các gia đình chăn nuôi, vì nó không những làm giảm hiệu quả trong việc sản xuất con giống mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất sau đó. Chứng tiêu chảy sẽ làm cho heo con mất nước, giảm khả năng hấp thu thức ăn. Ngoài ra hiện tượng tiêu chảy còn làm cho chuồng trại hôi thối, mất vệ sinh, tạo điều kiện cho các mầm bệnh khác phát triển. Do đó việc phòng bệnh là quan trọng nhất. Khi phát hiện bệnh nên báo với cán bộ thú y đến điều trị kịp thời.

14/12/2015
Phòng, trị bệnh viêm ruột bội nhiễm Phòng, trị bệnh viêm ruột bội nhiễm

Bệnh thường gây tiêu chảy ở heo giai đoạn đang lớn và nuôi thịt.

14/12/2015
Các bệnh tiêu chảy do dinh dưỡng Các bệnh tiêu chảy do dinh dưỡng

1. Thiếu sắt: Dạng này chỉ xảy ra cho heo con đang bú mẹ, nếu chích sắt 2 lần lúc 3 và 10 ngày tuổi hoặc loại sắt 200mg - 300mg thì chỉ cần chích 1 lần vào lúc 3 ngày tuổi thì heo sẽ ít bị.

14/12/2015
Bệnh hồng lỵ ở heo Bệnh hồng lỵ ở heo

Bệnh hồng lỵ ở heo là một bệnh truyền nhiễm do xoắn khuẩn Serpulina hyodysenteriae gây ra trên heo cai sữa, biểu hiện tiêu chảy mãn tính, phân có nhiều chất nhầy lẫn máu, heo còi cọc và giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng kế phát khác, gây thiệt hại về kinh tế trong chăn nuôi.

14/12/2015