Phó Thủ tướng trao quyết định đạt chuẩn NTM cho huyện Đơn Dương Lâm Đồng

Đây là huyện NTM thứ sáu cả nước và huyện đầu tiên tại Tây Nguyên.
Nhờ có lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu, những năm qua, nền nông nghiệp Đơn Dương có sự phát triển vượt bậc theo hướng công nghệ cao, và trở thành vùng chuyên canh rau nổi tiếng tỉnh Lâm Đồng.
Đến nay, huyện Đơn Dương có 6.260 ha rau, hoa công nghệ cao; giá trị sản xuất bình quân trên một ha đạt 150 triệu đồng, tăng gấp đôi năm 2010; trong đó có những mô hình đạt đến một tỷ đồng mỗi năm.
Toàn huyện có bảy xã đạt chuẩn nông thôn mới, hai thị trấn phát triển theo hướng văn minh đô thị. Thời gian qua, tổng nguồn vốn huy động xây dựng nông thôn mới tại Đơn Dương đạt hơn 4.300 tỷ đồng.
Huyện Đơn Dương nhận quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt Chính phủ, Ban Chỉ đạo T.Ư chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chúc mừng và biểu dương những thành tích, kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh Lâm Đồng nói chung và huyện Đơn Dương.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh, tỉnh Lâm Đồng cần triển khai hiệu quả nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế, gắn với mô hình đổi mới tăng trưởng; đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; tập trung những lĩnh vực, sản phẩm có tiềm năng, lợi thế;
Chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và liên kết giữa hộ nông dân với nhau thông qua tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới và liên kết với doanh nghiệp, để thúc đẩy sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại, sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu; quyết tâm nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho nông dân.
Phó Thủ tướng yêu cầu, địa phương quan tâm chỉ đạo toàn diện để nâng cao chất lượng bền vững của nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân; tập trung làm tốt công tác giảm nghèo, nhất là tại các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, để người dân chủ động tham gia, thực sự là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới.
Dịp này, tỉnh Lâm Đồng cũng phát động phong trào thi đua “Cùng cả nước, Lâm Đồng chung sức xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2015 - 2020”. Lâm Đồng đặt mục tiêu đến năm 2020 đạt chuẩn nông thôn mới cấp tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Theo các tiểu thương tại chợ Đà Lạt, đây là thời điểm mặt hàng cùng loại của Trung Quốc được thương lái nhập về Đà Lạt với giá chỉ từ 5.000-6.000đ/kg. Sau khi phân loại và trộn đất đỏ, nhiều thương lái giới thiệu đây là khoai tây Đà Lạt rồi xuất đi các tỉnh, thành tiêu thụ, thị trường lớn nhất là TP. HCM, gây ảnh hưởng đến thương hiệu khoai tây Đà Lạt.

Ông Phạm Văn Quỳnh, giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, cho biết thành công của mô hình là nhờ yếu tố quản lý sản xuất thống nhất trên một diện rộng, cộng với đầu tư khoa học kỹ thuật đồng bộ, giảm chi phí sản xuất, tăng được năng suất và giá trị.

Những năm qua, Hệ thống siêu thị Big C đã tích cực hỗ trợ người trồng cam Hàm Yên với nhiều chương trình bán hàng tăng cường, giúp người trồng cam gia tăng tiêu thụ sản phẩm qua kênh siêu thị. Cụ thể, năm 2013, Hệ thống siêu thị Big C đã tiêu thụ được 350 tấn cam trên các siêu thị thuộc khu vực miền Bắc và Trung.

Phát triển cây thanh long của tỉnh trong thời gian qua đã có những bước phát triển khá toàn diện, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân vùng nông thôn các huyện trồng thanh long, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Theo ông Lư Hồ Bi (thôn Bình Thắng, xã Phan Hòa) nhẩm tính: “ Gia đình tôi trồng trên hai sào đất (2.000m2) thu hoạch được khoảng 14 - 15 triệu đồng (giá bình quân 10.000đ – 12.000đ/kg), sau khi trừ chi phí lợi nhuận còn lại khoảng 9 triệu – 10 triệu đồng, so với lúa cao gấp 2 lần. Có thời điểm giá 1 kg gương sen lên 20.000 đồng/kg thì lợi nhuận sẽ cao hơn”.