Phillippin Phát Triển Nuôi Cua Bùn

Phòng nuôi trồng thủy sản của Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) đã phát triển công nghệ nuôi cua lột (cua bùn), đang có giá tăng cao trên thị trường. Cua giống để nuôi được thu hoạch từ thiên nhiên. Tuy nhiên, việc sử dụng cua giống từ các trại ương đang được khuyến khích để giảm khai thác từ nguồn lợi tự nhiên.
Sau Trung Quốc, Philippin là nước đứng thứ hai thế giới về sản xuất cua lột (cua bùn) với sản lượng nuôi đạt 16.500 tấn trong năm 2012.
Là loài hiếm nên cua bùn là đặc sản ở Đông Nam Á, thường được ăn sống ngâm dấm hoặc nước chanh, chiên chín… Cua lột có thể được ăn cả con.
Loài cua này được nuôi phổ biến ở Myanmar, Vietnam, Malaysia, Indonesia đặc biệt ở Thái Lan – nhưng mới đây mới được nuôi ở Philippines.
Công nghệ của SEAFDEC được áp dụng ở Myanmar và Thái Lan, phù hợp với điều kiện địa phương, với vốn tài trợ của Hội đồng Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp, Thủy sản và tài nguyên thiên nhiên.
Dự án thí điểm có thể thực hiện tại Dumangas, Iloilo, điểm nghiên cứu thủy sản nước lợ của SEAFDEC. Để nuôi cua bùn cần ít nhất 1.500 m2 nuôi lồng, diện tích khoảng 0,5 – 1,5ha là phù hợp.
SEAFDEC đang triển khai công nghệ nuôi ở Guindulman, Bohol và 8 trại sản xuất giống tôm cũ khác ở Visayas.
"Ở các nước khác, cua nặng 100g có nguồn gốc chủ yếu từ tự nhiên để sản xuất cua lột," Quinitio nói. SEAFDEC đã chứng minh tính khả thi của việc sử dụng cua Scylla serrata hoặc cua bùn từ trại sản xuất giống, có mai rộng khoảng 1 cm và nặng khoảng 5g.
Những con cua được nuôi trong các ao nuôi thương phẩm trong 2 tháng cho đến khi nặng khoảng 100g. Những con cua được thả riêng trong hộp đục lỗ đặt trên sàn nổi PVC hoặc phao.
Cách 2 - 3 ngày, cua được cho ăn thức ăn là cá hoặc nhuyễn thể giá trị thấp; nước được thay đổi mỗi khi thủy triều lên hoặc khi cần thiết
Cua mới lột phải được lấy ra ngay lập tức bởi vì vỏ bắt đầu cứng lại sau 4 giờ. Cua được giữ trong nước ngọt có ga trong khoảng 1 giờ trước khi phân loại, đóng gói và bảo quản trong tủ lạnh.
Tại Thái Lan, nơi nuôi cua lột phát triển tốt, nhiều nhà máy chế biến thủy sản có cơ sở đông lạnh mua cua trực tiếp từ nông dân.
Người Thái Lan bán cua lột tại địa phương hoặc XK sản phẩm giá cao đến Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, châu Âu và Mỹ - với mức giá lên đến 10 USD/kg.
Vì lợi nhuận, ngày càng nhiều nhà đầu tư quan tâm nuôi loài này. Tuy nhiên, nuôi loài này cần nhiều lao động.
Giá thị trường phụ thuộc vào kích thước và tình trạng của cua, những con to nhất với các bộ phận hoàn chỉnh có giá trị cao nhất.
Đầu tháng 8, cua loại bình thường có mai khoảng 5 inch được bán với giá khoảng 250 peso/kg. Cua có trọng lượng 0,5 kg có gia bán 1.000 peso/kg.
Có thể bạn quan tâm

Đến thăm nhà anh Ba Kiên (Võ Trung Kiên), 58 tuổi, ở xã Phước Vinh, chúng tôi ghi nhận mô hình làm ăn mới của nông dân thời hội nhập. Anh tổ chức sản xuất nề nếp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào canh tác, bảo đảm kinh tế phát triển bền vững. Anh là một trong những nông dân tiêu biểu vượt khó vươn lên làm giàu trên đồng đất Bảo Vinh.

Những ngày đầu tháng 10, trong chuyến công tác tại huyện Quỳnh Nhai (Sơn La), tôi đến thăm mô hình nuôi cá tầm của HTX Hạnh Lợi ở bản Nặm Uôn, xã Chiềng Ơn. Thật bất ngờ khi tận mắt nhìn thấy những con cá tầm, loài cá chỉ thích nghi ở vùng nước lạnh lại sống khỏe mạnh, phát triển tốt ngay trên hồ thủy điện Sơn La.

Cho đến nay thế giới vẫn chưa tìm ra thuốc chữa bệnh đốm trắng cho tôm. Vậy mà, sau nhiều năm trăn trở, nghiên cứu, một nông dân ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tìm ra bài thuốc chữa bệnh bằng tỏi, mở ra một hướng mới trong điều trị bệnh cho tôm.

Ông Võ Văn Đỏ, là tổ trưởng nhân giống lúa xã Vĩnh Công, huyện Châu Thành và là nông dân tiên phong tỉnh Long An thực hiện mô hình “Nuôi cấy nấm xanh diệt rầy nâu tại nông hộ” đạt hiệu quả.

Thời gian gần đây tại các hồ nuôi cua thuộc khu vực sông Trường Giang của hộ ông Lê Văn Khôi (thôn Phú Ngọc, xã Tam Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam) luôn có nhiều người đến xem và không ngớt lời thán phục về mô hình nuôi trồng thủy sản mới đầy hứa hẹn.