Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phillippin Phát Triển Nuôi Cua Bùn

Phillippin Phát Triển Nuôi Cua Bùn
Ngày đăng: 13/09/2014

Phòng nuôi trồng thủy sản của Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) đã phát triển công nghệ nuôi cua lột (cua bùn), đang có giá tăng cao trên thị trường. Cua giống để nuôi được thu hoạch từ thiên nhiên. Tuy nhiên, việc sử dụng cua giống từ các trại ương đang được khuyến khích để giảm khai thác từ nguồn lợi tự nhiên.

Sau Trung Quốc, Philippin là nước đứng thứ hai thế giới về sản xuất cua lột (cua bùn) với sản lượng nuôi đạt 16.500 tấn trong năm 2012.

Là loài hiếm nên cua bùn là đặc sản ở Đông Nam Á, thường được ăn sống ngâm dấm hoặc nước chanh, chiên chín… Cua lột có thể được ăn cả con.

Loài cua này được nuôi phổ biến ở Myanmar, Vietnam, Malaysia, Indonesia  đặc biệt ở Thái Lan – nhưng mới đây mới được nuôi ở Philippines.

Công nghệ của SEAFDEC được áp dụng ở Myanmar và Thái Lan, phù hợp với điều kiện địa phương, với vốn tài trợ của Hội đồng Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp, Thủy sản và tài nguyên thiên nhiên.

Dự án thí điểm có thể thực hiện tại Dumangas, Iloilo, điểm nghiên cứu thủy sản nước lợ của SEAFDEC. Để nuôi cua bùn cần ít nhất 1.500 m2 nuôi lồng, diện tích khoảng 0,5 – 1,5ha là phù hợp.

SEAFDEC đang triển khai công nghệ nuôi ở Guindulman, Bohol và 8 trại sản xuất giống tôm cũ khác ở Visayas.

"Ở các nước khác, cua nặng 100g có nguồn gốc chủ yếu từ tự nhiên để sản xuất cua lột," Quinitio nói.  SEAFDEC đã chứng minh tính khả thi của việc sử dụng cua Scylla serrata hoặc cua bùn từ trại sản xuất giống, có  mai  rộng khoảng 1 cm và nặng khoảng 5g.

Những con cua được nuôi trong các ao nuôi thương phẩm trong 2 tháng cho đến khi nặng khoảng 100g. Những con cua được thả riêng trong hộp đục lỗ đặt trên sàn nổi PVC hoặc phao.

Cách 2 - 3 ngày, cua được cho ăn thức ăn là cá hoặc nhuyễn thể giá trị thấp; nước được thay đổi mỗi khi thủy triều lên hoặc khi cần thiết

Cua mới lột phải được lấy ra ngay lập tức bởi vì vỏ bắt đầu cứng lại sau 4 giờ. Cua được giữ trong nước ngọt có ga trong khoảng 1 giờ trước khi phân loại, đóng gói và bảo quản trong tủ lạnh.

Tại Thái Lan, nơi nuôi cua lột phát triển tốt, nhiều nhà máy chế biến thủy sản có cơ sở đông lạnh mua cua trực tiếp từ nông dân.

Người Thái Lan bán cua lột tại địa phương hoặc XK sản phẩm giá cao đến Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, châu Âu và Mỹ - với mức giá lên đến 10 USD/kg.

Vì lợi nhuận, ngày càng nhiều nhà đầu tư quan tâm nuôi loài này. Tuy nhiên, nuôi loài này cần nhiều lao động.

Giá thị trường phụ thuộc vào kích thước và tình trạng của cua, những con to nhất với các bộ phận hoàn chỉnh  có giá trị cao nhất.

Đầu tháng 8, cua loại bình thường có mai khoảng 5 inch được bán với giá khoảng 250 peso/kg. Cua có trọng lượng 0,5 kg có gia bán 1.000 peso/kg.


Có thể bạn quan tâm

Ngư Dân Được Mùa Cá Thu Ở Ninh Thuận Ngư Dân Được Mùa Cá Thu Ở Ninh Thuận

Từ tháng 3 đến nay, hai đội tàu của Hợp tác xã Ngư nghiệp Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải (Ninh Hải, Ninh Thuận) làm nghề lưới đăng đã đánh bắt được sản lượng lớn cá thu, có tổng trị giá lên đến 4,1 tỷ đồng.

19/05/2012
Khá Lên Nhờ Nuôi Cá Lồng Khá Lên Nhờ Nuôi Cá Lồng

Tận dụng diện tích mặt nước trên sông Ô Lâu, nhiều hộ dân ở xã Điền Lộc (Phong Điền - Thừa Thiên Huế) mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng. Chỉ sau một thời gian ngắn, nhiều hộ dân ở địa phương này đã khá lên nhanh chóng...

03/03/2012
Đậu Phụng Được Mùa Ở Quảng Nam Đậu Phụng Được Mùa Ở Quảng Nam

Vụ đông xuân vừa qua ở Quảng Nam nhờ thời tiết thuận lợi, các loại sâu bệnh ít gây hại, nông dân ứng dụng hiệu quả quy trình thâm canh mới nên cây đậu phụng rất được mùa...

19/05/2012
Phế Phẩm Nông Nghiệp Giảm Thải Khí Nhà Kính Phế Phẩm Nông Nghiệp Giảm Thải Khí Nhà Kính

Mới đây, tại hội thảo sử dụng hiệu quả phế phụ phẩm nông nghiệp để cải thiện độ phì đất đai, tăng năng suất cây trồng và giảm phát thải khí nhà kính (KNK), Viện Môi trường Nông nghiệp cho biết hiện nay nước ta có hơn 7 triệu ha lúa, 1 triệu ha ngô, 0,65 triệu ha sắn, gần 1 triệu ha cây rau đậu các loại...

05/03/2012
Lúa Rớt Giá Thê Thảm, Chất Đống Trong Nhà Dân Lúa Rớt Giá Thê Thảm, Chất Đống Trong Nhà Dân

Nông dân tỉnh Quảng Bình chưa kịp mừng vì được mùa lúa vụ đông - xuân thì lại gặp lúc lúa rớt giá thê thảm, bán không được.

29/06/2012