Phillippin Phát Triển Nuôi Cua Bùn

Phòng nuôi trồng thủy sản của Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) đã phát triển công nghệ nuôi cua lột (cua bùn), đang có giá tăng cao trên thị trường. Cua giống để nuôi được thu hoạch từ thiên nhiên. Tuy nhiên, việc sử dụng cua giống từ các trại ương đang được khuyến khích để giảm khai thác từ nguồn lợi tự nhiên.
Sau Trung Quốc, Philippin là nước đứng thứ hai thế giới về sản xuất cua lột (cua bùn) với sản lượng nuôi đạt 16.500 tấn trong năm 2012.
Là loài hiếm nên cua bùn là đặc sản ở Đông Nam Á, thường được ăn sống ngâm dấm hoặc nước chanh, chiên chín… Cua lột có thể được ăn cả con.
Loài cua này được nuôi phổ biến ở Myanmar, Vietnam, Malaysia, Indonesia đặc biệt ở Thái Lan – nhưng mới đây mới được nuôi ở Philippines.
Công nghệ của SEAFDEC được áp dụng ở Myanmar và Thái Lan, phù hợp với điều kiện địa phương, với vốn tài trợ của Hội đồng Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp, Thủy sản và tài nguyên thiên nhiên.
Dự án thí điểm có thể thực hiện tại Dumangas, Iloilo, điểm nghiên cứu thủy sản nước lợ của SEAFDEC. Để nuôi cua bùn cần ít nhất 1.500 m2 nuôi lồng, diện tích khoảng 0,5 – 1,5ha là phù hợp.
SEAFDEC đang triển khai công nghệ nuôi ở Guindulman, Bohol và 8 trại sản xuất giống tôm cũ khác ở Visayas.
"Ở các nước khác, cua nặng 100g có nguồn gốc chủ yếu từ tự nhiên để sản xuất cua lột," Quinitio nói. SEAFDEC đã chứng minh tính khả thi của việc sử dụng cua Scylla serrata hoặc cua bùn từ trại sản xuất giống, có mai rộng khoảng 1 cm và nặng khoảng 5g.
Những con cua được nuôi trong các ao nuôi thương phẩm trong 2 tháng cho đến khi nặng khoảng 100g. Những con cua được thả riêng trong hộp đục lỗ đặt trên sàn nổi PVC hoặc phao.
Cách 2 - 3 ngày, cua được cho ăn thức ăn là cá hoặc nhuyễn thể giá trị thấp; nước được thay đổi mỗi khi thủy triều lên hoặc khi cần thiết
Cua mới lột phải được lấy ra ngay lập tức bởi vì vỏ bắt đầu cứng lại sau 4 giờ. Cua được giữ trong nước ngọt có ga trong khoảng 1 giờ trước khi phân loại, đóng gói và bảo quản trong tủ lạnh.
Tại Thái Lan, nơi nuôi cua lột phát triển tốt, nhiều nhà máy chế biến thủy sản có cơ sở đông lạnh mua cua trực tiếp từ nông dân.
Người Thái Lan bán cua lột tại địa phương hoặc XK sản phẩm giá cao đến Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, châu Âu và Mỹ - với mức giá lên đến 10 USD/kg.
Vì lợi nhuận, ngày càng nhiều nhà đầu tư quan tâm nuôi loài này. Tuy nhiên, nuôi loài này cần nhiều lao động.
Giá thị trường phụ thuộc vào kích thước và tình trạng của cua, những con to nhất với các bộ phận hoàn chỉnh có giá trị cao nhất.
Đầu tháng 8, cua loại bình thường có mai khoảng 5 inch được bán với giá khoảng 250 peso/kg. Cua có trọng lượng 0,5 kg có gia bán 1.000 peso/kg.
Có thể bạn quan tâm

Một số loại trái cây của nhà vườn tại TP Cần Thơ như các loại dâu xanh, dâu bòn bon, xoài thơm, xoài giống Đài Loan…đã giảm giá trên dưới 50% so với cùng kỳ năm trước và giảm bình quân từ 3.000-10.000 đồng/kg so với cách nay 1 tháng.

Từ việc liên kết chăn nuôi, cung cấp gà sạch, ông Nguyễn Văn Vĩnh ở thôn An Bá, xã An Bá (Sơn Động - Bắc Giang) đã có thu nhập ổn định.

Trong những tháng tới, một số ngành hàng chủ lực sẽ còn đối mặt với nhiều khó khăn, thì nhiều ngành hàng sẽ vẫn thuận lợi hoặc bớt khó khăn hơn.

“Sau 20 năm nuôi gia cầm không hiệu quả, tôi chuyển sang nuôi chim bồ câu Pháp. Từ 200 đôi chim giống ban đầu, nay tôi nuôi 1.000 đôi chim bố mẹ. Bồ câu Pháp dễ nuôi, tốn ít thời gian chăm sóc lại cho thu nhập ổn định nên tôi quyết định chuyển hướng đầu tư cho con vật này”, ông Nguyễn Thế Hường, một trong những người đầu tiên ở xã Hoằng Trinh (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) thành công với mô hình nuôi chim bồ câu cho biết như vậy.

Luôn giữ ẩm cho luống mạ, tuyệt đối không để mạ bị khô hạn. Nếu nhiệt độ xuống dưới 15 độ C, ban đêm đưa nước vào ruộng ngập 1/3-1/2 cây mạ, để giữ ấm chân mạ, ban ngày tháo nước ra.