Philippines Nhập Thêm 400.000 Tấn Gạo, Việt Nam Có Cơ Hội?

Philippines sẽ nhập thêm 400.000 tấn gạo trong nửa cuối năm 2014 để hỗ trợ dự trữ quốc gia, đặc biệt sau siêu bão Rammasun.
Thông tin này vừa được Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) của Philippines xác nhận.
TTXVN dẫn lời Trợ lý Tổng thống về an ninh lương thực Francis Pangilinan nói về việc gia tăng nhập khẩu gạo là do tỷ lệ rút gạo từ các kho của chính phủ tăng cao cho biết 400.000 tấn gạo sẽ được dùng làm "hàng đệm" và để ngăn chặn khả năng giá gạo tăng.
Theo GS Võ Tòng Xuân, đây tiếp tục là cơ hội cho gạo Việt Nam, tuy nhiên vấn đề còn lại là việc cạnh tranh thế nào.
Từ trước tới nay Việt Nam vốn đã xuất khẩu lúa gạo với giá rẻ và nhiều họp đồng thành công cũng là nhờ chiêu nay.
Mới đây, Việt Nam đã đấu thầu thành công 800.000 tấn gạo cho Philippines, Hiệp hội Lương thực Việt Nam VFA, trực tiếp là 2 Tổng Công ty Lương thực Vinafood 1, Vinafood 2 đã chào bán với giá quá bèo, mất đi khoản tiền khổng lồ, ước tính lên tới 23,2 triệu USD.
Sau đó, các doanh nghiệp tham gia gói thầu này đã xin được trả lại hợp đồng do nếu bán theo mức giá và những điều khoản do Philippines tạo ra các doanh nghiệp nắm chắc phần lỗ.
Từng nêu ý kiến về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại cho rằng, lần bỏ thầu giá thấp này, tất cả thương nhân nước ngoài mua gạo Việt Nam đều lấy giá này làm đối sánh đánh sập toàn bộ giá gạo Việt Nam xuống thấp.
"Ngành lúa gạo Việt Nam là một thế mạnh nhưng càng ngày càng bị bào mòn, vắt kiệt sức của nông dân", ông Nam nói.
Tuy nhiên giới chuyên môn cũng thừa nhận, hiện ngoài việc cạnh tranh về giá rẻ thì gạo Việt Nam vẫn chưa thể cạnh tranh chất lượng với gạo Thái Lan.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, nông dân thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) canh tác mía với diện tích 2.690ha, mía trong giai đoạn từ 5-6 tháng tuổi, chủ yếu ở các xã: Tân Tiến, Hỏa Tiến, Hỏa Lựu, Vị Tân và phường VII. Trong những ngày qua, mưa nhiều làm cho diện tích sâu bệnh trên cây mía tăng đáng kể.

Mô hình trồng chuối già hương tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNUDCNC) An Thái, huyện Phú Giáo (Bình Dương) do Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I (Unifarm) làm chủ đầu tư đã phát huy hiệu quả.

Sáu tháng đầu năm 2014, sản lượng hải sản ngư dân tỉnh Quảng Nam đánh bắt được tăng so với cùng kỳ, trong đó nghề đánh bắt xa bờ cho sản lượng cao đã giúp ngư dân có thêm nguồn lực đầu tư bám biển.

Tổng kinh phí thực hiện dự án hơn 3,5 tỉ đồng. Trong đó, vốn sự nghiệp khoa học công nghệ hỗ trợ cho dân trên 157 triệu đồng, bao gồm 100% chi phí tiêm vắc-xin, 20% con giống và 1 cuộc tập huấn; còn lại là vốn đối ứng của dân hơn 3,36 tỉ đồng.

Tỉnh Bạc Liêu hiện có diện tích nuôi tôm gần 130 nghìn ha, lớn thứ hai ở đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Sản lượng tôm chất lượng cao của tỉnh đạt hơn 100 nghìn tấn/năm, chiếm gần một phần tư sản lượng tôm chất lượng cao của cả nước. Nuôi tôm đã và đang thật sự là thế mạnh kinh tế của địa phương.