Philippines mở thầu lại mua 100.000 tấn gạo

Trong lần mở thầu lại này, Philippines yêu cầu các bên dự thầu sửa đổi hồ sơ cho phù hợp với giá dự thầu. Trong đợt dự thầu đầu tiên, Việt Nam đưa ra mức giá 416 USD/tấn, còn Campuchia lại đưa ra mức giá 455 USD/tấn, cao hơn giá tham chiếu, vì vậy Việt Nam đã giành được hợp đồng.
Liên đoàn Gạo Campuchia (CRF) cho hay, sở dĩ Campuchia có giá cao hơn giá tham chiếu của NFA là do chi phí đầu vào rất lớn, các nhà XK Campuchia không thể chịu được mức giá thấp hơn do chi phí sản xuất, chế biến, xay xát, bảo quản và vận chuyển trong nước rất cao.
Giới phân tích cũng lưu ý, chi phí đầu vào sản xuất lúa gạo như phân bón, giống, thuốc trừ sâu, sử dụng công nghệ lạc hậu trong các nhà máy chế biến chính là yếu tố giảm khả năng cạnh tranh gạo của Campuchia...
Có thể bạn quan tâm

Hôm qua (27.6), tại Hà Nội, Báo NTNN phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Ipsard) tổ chức Hội thảo “Bức tranh nông thôn, nông dân VN nhìn từ cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình (VARHS)”. Hội thảo là hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu Hội ND toàn quốc lần thứ VI.

Những năm qua, Cà Mau tập trung mọi nguồn lực theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để xây dựng GTNT, nhằm góp phần làm thay đổi nhanh diện mạo nông thôn, rút ngắn dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

Các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản và nhiều hộ nuôi tôm đang lo lắng trước thông tin Bộ Thương mại Hoa Kỳ quyết định sơ bộ, áp thuế chống trợ cấp tôm nhập từ Việt Nam lên mức rất cao từ 5,08%-7,05%.

Với vai trò là đơn vị chuyển giao, tư vấn khoa học - kỹ thuật đến với bà con nông dân, vào ngày 19/6, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Cà Mau phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau tổ chức thực hiện cuộc toạ đàm trực tiếp trên sóng phát thanh - truyền hình “Bàn chuyện nhà nông” với chủ đề “Thâm canh lúa hè thu” nhằm giúp nông dân giao lưu, trao đổi ý kiến nắm bắt các tiến bộ kỹ thuật, giải quyết những vấn đề khó khăn phát sinh trong quá trình sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Sau nhiều vụ nuôi tôm sú thất bại, Võ Văn Sóng ngụ ở ấp Cồn Cù, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đã quyết định đưa con sò huyết vào nuôi ngay trên diện tích ao nuôi tôm sú và đã thu được kết quả cao. Anh là người đầu tiên ở địa phương nuôi thử nghiệm thành công mô hình này.