Philippines Bắt Giữ Hơn 1.000 Tấn Gạo Nhập Lậu

Lượng gạo trị giá khoảng 50 triệu Peso (1,12 triệu USD).
Theo thông tin từ Bộ Tài chính Philippines, Cục hải quan nước này vừa thu giữ khoảng 1.250 tấn gạo trắng của Thái Lan nhập lậu.
Số gạo này đã cập cảng Container Quốc tế Manila từ Bangkok vào hôm 2/6/2014 song không có giấy phép nhập khẩu do Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) cấp. Số gạo có giá trị khoảng 50 triệu Peso (1,12 triệu USD), được đóng trong 25.000 túi loại 50kg/túi.
Theo luật của Philippines thì chỉ NFA mới được phép nhập khẩu gạo, các khu vực tư nhân nếu có ý định nhập khẩu gạo phải được NFA cấp phép.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, do lượng gạo nhập khẩu năm 2012 của Philippines giảm, nên nhập khẩu gạo không chính thức tăng đáng kể trong năm 2013. Tuy nhiên, trong năm 2014, lượng gạo nhập khẩu không chính ngạch có thể giảm sau kế hoạch nhập khẩu lượng gạo lớn của Chính phủ.
Gần đây, chính phủ Philippines đã quyết định tăng nhập khẩu gạo theo hạn ngạch Khối lượng Tiếp cận Tối thiểu (MAV) lên 805.000 tấn từ 350.000 tấn hiện tại, sau khi WTO đồng ý gia hạn giới hạn định lượng (QR) đối với gạo đến tháng 6/2017. Trong khi gạo nhập khẩu theo hạn ngạch MAV sẽ được hưởng thuế suất 40%, lượng gạo nhập khẩu vượt hạn ngạch sẽ chịu thuế 50% và phải được NFA phê chuẩn trước.
Năm ngoái, chính phủ Philippines cũng đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm cắt giảm nhập khẩu gạo không chính thức khi giá gạo trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm giảm thu nhập của nông dân.
USDA ước tính năm 2014 Philippines sẽ nhập khẩu 1,45 triệu tấn gạo, kể cả 250.000 tấn nhập khẩu không chính thức.
Có thể bạn quan tâm

Với diện tích đất sản xuất gần 1.000m2, anh Nguyễn Đức Trọng đội 19, xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) trước đây chỉ trồng ngô, khoai, hiệu quả kinh tế không cao, chưa kể những năm mất mùa. Gia đình 4 miệng ăn chỉ trông chờ vào 2 vụ thu hoạch ngô, cuộc sống rất khó khăn. Từ năm 2000, gia đình anh chuyển sang trồng rau, tuy vất vả hơn trồng ngô, khoai nhưng hiệu quả kinh tế bắt đầu khởi sắc dần.

Vài tháng qua, tại một số xã giáp biển của huyện Hòn Đất (Kiên Giang), nhiều ngư dân đã chuyển hẳn từ bắt cá, ghẹ sang đánh bắt con banh lông, một loài thủy sản còn xa lạ với người dân Kiên Giang. Đã xuất hiện dấu hiệu bất thường, trong khi đó chính quyền địa phương và các ngành chức năng còn lúng túng.

Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản 4 tháng đầu năm đạt 32.666 tấn, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2013 (khai thác 16.405 tấn, tăng 7,8%; nuôi trồng 16.261 tấn, tăng 9,6%).

Theo các chủ tàu cá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, hiện nay lượng cá sau khi đánh bắt vẫn còn phải bảo quản theo phương pháp truyền thống nên khả năng giữ lạnh thấp, ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Muốn khắc phục những hạn chế trên, cần áp dụng công nghệ và quy trình tiên tiến để bảo quản sản phẩm trên tàu cá.

Diện tích trồng cây thanh long đang phát triển với tốc độ nhanh, tự phát, không theo quy hoạch, đã làm phát sinh nhiều bất cập trong tổ chức, quản lý điều hành, chỉ đạo sản xuất, gây nhiều khó khăn trong việc bảo vệ đất trồng lúa và các loại cây trồng đặc sản truyền thống khác. Nếu không có các giải pháp đồng bộ, kiên quyết sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường...