Philippines Bắt Giữ Hơn 1.000 Tấn Gạo Nhập Lậu

Lượng gạo trị giá khoảng 50 triệu Peso (1,12 triệu USD).
Theo thông tin từ Bộ Tài chính Philippines, Cục hải quan nước này vừa thu giữ khoảng 1.250 tấn gạo trắng của Thái Lan nhập lậu.
Số gạo này đã cập cảng Container Quốc tế Manila từ Bangkok vào hôm 2/6/2014 song không có giấy phép nhập khẩu do Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) cấp. Số gạo có giá trị khoảng 50 triệu Peso (1,12 triệu USD), được đóng trong 25.000 túi loại 50kg/túi.
Theo luật của Philippines thì chỉ NFA mới được phép nhập khẩu gạo, các khu vực tư nhân nếu có ý định nhập khẩu gạo phải được NFA cấp phép.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, do lượng gạo nhập khẩu năm 2012 của Philippines giảm, nên nhập khẩu gạo không chính thức tăng đáng kể trong năm 2013. Tuy nhiên, trong năm 2014, lượng gạo nhập khẩu không chính ngạch có thể giảm sau kế hoạch nhập khẩu lượng gạo lớn của Chính phủ.
Gần đây, chính phủ Philippines đã quyết định tăng nhập khẩu gạo theo hạn ngạch Khối lượng Tiếp cận Tối thiểu (MAV) lên 805.000 tấn từ 350.000 tấn hiện tại, sau khi WTO đồng ý gia hạn giới hạn định lượng (QR) đối với gạo đến tháng 6/2017. Trong khi gạo nhập khẩu theo hạn ngạch MAV sẽ được hưởng thuế suất 40%, lượng gạo nhập khẩu vượt hạn ngạch sẽ chịu thuế 50% và phải được NFA phê chuẩn trước.
Năm ngoái, chính phủ Philippines cũng đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm cắt giảm nhập khẩu gạo không chính thức khi giá gạo trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm giảm thu nhập của nông dân.
USDA ước tính năm 2014 Philippines sẽ nhập khẩu 1,45 triệu tấn gạo, kể cả 250.000 tấn nhập khẩu không chính thức.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, Chi cục Thú y Đồng Nai đã hướng dẫn và đề nghị cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh cho 18 trang trại chăn nuôi trong tỉnh và tái đăng ký cho 46 trang trại. Hiện toàn tỉnh có 114 cơ sở chăn nuôi đã được cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh, gồm 65 trang trại gà và 49 trang trại heo

Đề tài Tuyển chọn các giống lúa chịu mặn thích nghi với vùng canh tác lúa chịu ảnh hưởng mặn ven biển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long được chính thức triển khai từ năm 2011 đến năm 2013.

Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre đã tổ chức Hội đồng Khoa học nghiệm thu Dự án “Xây dựng mô hình khắc phục hiện tượng sượng trái sầu riêng trên địa bàn huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre”, do Thạc sĩ Bùi Thanh Liêm (công tác tại Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách) làm chủ nhiệm.

Năm 2011, gia đình chị Nguyễn Thúy Hoa, tổ 1, phường Nông Tiến (TP Tuyên Quang) đầu tư gần 400 triệu đồng xây dựng chuồng trại nuôi hươu sao lấy nhung.

Đi chở hàng cho bọn buôn lậu cũng là vi phạm pháp luật. Nhận thức được điều này, nhiều hộ đồng bào Khmer ở xã Hòa Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh đã trở về làm giàu trên chính mảnh đất của mình.