Philippines Bắt Giữ Hơn 1.000 Tấn Gạo Nhập Lậu

Lượng gạo trị giá khoảng 50 triệu Peso (1,12 triệu USD).
Theo thông tin từ Bộ Tài chính Philippines, Cục hải quan nước này vừa thu giữ khoảng 1.250 tấn gạo trắng của Thái Lan nhập lậu.
Số gạo này đã cập cảng Container Quốc tế Manila từ Bangkok vào hôm 2/6/2014 song không có giấy phép nhập khẩu do Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) cấp. Số gạo có giá trị khoảng 50 triệu Peso (1,12 triệu USD), được đóng trong 25.000 túi loại 50kg/túi.
Theo luật của Philippines thì chỉ NFA mới được phép nhập khẩu gạo, các khu vực tư nhân nếu có ý định nhập khẩu gạo phải được NFA cấp phép.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, do lượng gạo nhập khẩu năm 2012 của Philippines giảm, nên nhập khẩu gạo không chính thức tăng đáng kể trong năm 2013. Tuy nhiên, trong năm 2014, lượng gạo nhập khẩu không chính ngạch có thể giảm sau kế hoạch nhập khẩu lượng gạo lớn của Chính phủ.
Gần đây, chính phủ Philippines đã quyết định tăng nhập khẩu gạo theo hạn ngạch Khối lượng Tiếp cận Tối thiểu (MAV) lên 805.000 tấn từ 350.000 tấn hiện tại, sau khi WTO đồng ý gia hạn giới hạn định lượng (QR) đối với gạo đến tháng 6/2017. Trong khi gạo nhập khẩu theo hạn ngạch MAV sẽ được hưởng thuế suất 40%, lượng gạo nhập khẩu vượt hạn ngạch sẽ chịu thuế 50% và phải được NFA phê chuẩn trước.
Năm ngoái, chính phủ Philippines cũng đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm cắt giảm nhập khẩu gạo không chính thức khi giá gạo trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm giảm thu nhập của nông dân.
USDA ước tính năm 2014 Philippines sẽ nhập khẩu 1,45 triệu tấn gạo, kể cả 250.000 tấn nhập khẩu không chính thức.
Có thể bạn quan tâm

Viện Nghiên cứu và phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ĐH Cần Thơ) đã nghiên cứu lai tạo và khôi phục nhiều giống lúa chịu mặn, chịu phèn giỏi.

Ngày 30-7, nguồn tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa cho biết phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền vừa đồng ý với đề nghị của sở về việc dừng xây dựng đề án quy hoạch, phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020.

Phân bón được coi là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển, năng suất của cây trồng và gây thiệt hại về kinh tế. Gần đây, trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã xảy ra một số trường hợp như vậy, gây thiệt hại, lo lắng cho nhiều hộ dân.

Theo thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh, bệnh đạo ôn đã bắt đầu xuất hiện, gây hại với tỷ lệ phổ biến 1-2%, nơi cao 20%, cục bộ theo chòm trên lúa mùa tại các huyện: Điện Biên, Tủa Chùa, Mường Nhé, TP. Điện Biên Phủ…
Năm 1966, theo tiếng gọi của Tổ quốc, chàng trai Nguyễn Văn Thắng lên đường tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Ninh. Năm 1970 trong một trận đánh ác liệt tại chốt cầu Khởi, ông Thắng bị thương phải về bệnh viện dã chiến K116 điều trị. Đến năm 1972, ông Thắng xuất ngũ trở về quê hương tại thôn An Bản, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.