Phiêu lưu với dế mèn ông Tỉ thành tỷ phú

Phiêu lưu với dế mèn
Dế là loại đa thực, thức ăn gồm nhiều loại như rau củ, cây hoa màu, cám hoặc gạo đã được nghiền mịn.
Có thể tận dụng nhiều loại rau như: Bèo tây, rau muống, rau khoai lang, cỏ non, bắp cải.
Tuy nhiên, tất cả những thứ rau này đều phải sạch không có thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo vệ sinh cho dế, (ngày cho dế ăn 3 bữa: Sáng ,trưa, chiều).
Theo ông, nuôi dế không tốn diện tích, không tốn thời gian, không ô nhiễm môi trường, vốn đầu tư ít, chi phí thấp, hiệu quả kinh tế cao.
Hiện tại, trang trại nhà ông có khoảng hơn100m2 nhưng đặt nuôi được gần 80 thùng catton (kích thước các loại), mỗi thùng có thể nuôi được từ 8- 10 kg dế thương phẩm.
Ông Tỉ bên đàn dế của mình.
Thời gian nuôi dế từ khi bé đến lúc thu hoạch trung bình là 34 ngày, nhưng về mùa lạnh thì có thể kéo dài hơn, suốt thời gian nuôi hoàn toàn không phải dọn chuồng chỉ đến khi thu thu hoạch để nuôi lứa khác mới phải làm vệ sinh chuồng một lần.
Những con dế trưởng thành từ 45 – 50 ngày là bắt đầu sinh sản, sau khoảng 10 ngày tiếp theo thì sẽ nở con.
Hiện tại mỗi tháng ông Tỉ cung cấp từ 300 - 400kg dế thương phẩm cho thị trường.
Trừ mọi chi phí thu về khoảng 40 – 50 triệu đồng tiền lãi.
Ông đã giúp đỡ nhiều người trong làng, xóm, bạn bè khắp nơi thoát nghèo từ việc nuôi dế thương phẩm.
Giải quyết bài toán thị trường
Dế là nguồn thực phẩm giầu dinh dưỡng, thịt dế thơm, ngon và ngậy bùi… do được nuôi trong môi trường sạch, thức ăn sạch nên thịt dế rất bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy trong thành phần Protein của dế mèn có chứa một loại acidamin không thay thế như cysteine và methionine, ngoài ra còn chứa một lượng caxi khá lớn.
Thịt dế có tác dụng chữa bệnh như: Bệnh nhiễm độc nước tiểu, tiểu đường, gan nhiễm mỡ… và một số bệnh khác.
Hàm lượng chitin của dế trưởng thành chiếm 87 % có chất lượng tốt hơn so với chitin của tôm và cua rất phù hợp với trẻ em và người già.
Một số nhà máy chế biến thực phẩm của các nước đã sử dụng thịt dế dạng nghiền nhỏ hoặc chế biến thành bột dinh dưỡng dành cho trẻ em và người lớn…
Tại Việt Nam, trong các quán ăn, nhà hàng hay trên các bàn nhậu cũng đã xuất hiện các món ăn chế biến từ con dế.
Tuy nhiên, nhiều người còn e dè hoặc chưa được biết đến những giá trị dinh dưỡng của nó vì thế người nuôi dế còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình mở rộng và tiêu thụ sản phẩm.
Tư thương họ nắm được điểm yếu nên ra sức ép giá dẫn đến tình trạng giá cả bấp bênh.
Có thời điểm 1kg dế bán được 350.000 đồng, khi thì chỉ còn 200.000 đồng, có lúc lại chỉ còn 100.000 đồng.
Ông Tỉ chia sẻ: “nghề nuôi dế không hề khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải có sự nhẫn lại, sự quyết tâm cao.
Vì nếu chẳng may thời tiết không ủng hộ dế đậu ít, sản lượng thấp người nuôi vẫn phải vui vẻ chấp nhận hoặc khi nuôi được nhiều nhưng giá cả thất thường cũng không được phép nản lòng… làm được như vậy tức là bạn đã thành công”.
Bà con nông dân và các nhà đầu tư có nhu cầu về nuôi dế và tiêu thụ sản phẩm về dế xin liên hệ với trang trại chúng tôi theo địa chỉ: Vũ Văn Tỉ, thôn Linh Đông3, xã Tiền Phong, huyện Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng.
ĐT:01685393540 hoặc 01659849150.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, Đại Lộc lập kế hoạch, tập trung nhiều giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm để hướng đến phát triển nền nông nghiệp bền vững.

Cả huyện Đại Lộc có 5 hồ chứa và 9 đập dâng nhỏ cấp nước tưới cho 453,2ha lúa. Hiện tại, các công trình hồ chứa cơ bản vẫn đủ nước cho mùa vụ, riêng một số hồ đập như Chấn Sơn (Đại Hưng) và Cây Xoay (Đại Hồng) không đủ khả năng giải quyết nước tưới đến cuối vụ.

Gần đây, trên thị trường đã xuất hiện một số sản phẩm thực phẩm mới được ghi là “hữu cơ” như lợn hữu cơ, gà hữu cơ, cá hữu cơ… Vậy những loại sản phẩm này có thực sự “hữu cơ” như giới thiệu, quảng cáo?

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Quang tại cuộc họp với lãnh đạo ngành nông nghiệp và chính quyền một số địa phương để triển khai các biện pháp phòng chống hạn, xâm nhập mặn, diễn ra sáng qua 18.3.

Điển hình như Hà Nội có trên 7.000ha với 171 mô hình; Nam Định 6.339ha với 147 mô hình; Hà Giang 3.513ha với 261 mô hình...