Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phiêu lưu với dế mèn ông Tỉ thành tỷ phú

Phiêu lưu với dế mèn ông Tỉ thành tỷ phú
Ngày đăng: 19/10/2015

Phiêu lưu với dế mèn

Dế là loại đa thực, thức ăn gồm nhiều loại như rau củ, cây hoa màu, cám hoặc gạo đã được nghiền mịn.

Có thể tận dụng nhiều loại rau như: Bèo tây, rau muống, rau khoai lang, cỏ non, bắp cải.

Tuy nhiên, tất cả những thứ rau này đều phải sạch không có thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo vệ sinh cho dế, (ngày cho dế ăn 3 bữa: Sáng ,trưa, chiều).

Theo ông, nuôi dế không tốn diện tích, không tốn thời gian, không ô nhiễm môi trường, vốn đầu tư ít, chi phí thấp, hiệu quả kinh tế cao.

Hiện tại, trang trại nhà ông có khoảng hơn100m2 nhưng đặt nuôi được gần 80 thùng catton (kích thước các loại), mỗi thùng có thể nuôi được từ 8- 10 kg dế thương phẩm.

 

Ông Tỉ bên đàn dế của mình.

Thời gian nuôi dế từ khi bé đến lúc thu hoạch trung bình là 34 ngày, nhưng về mùa lạnh thì có thể kéo dài hơn, suốt thời gian nuôi hoàn toàn không phải dọn chuồng chỉ đến khi thu thu hoạch để nuôi lứa khác mới phải làm vệ sinh chuồng một lần.

Những con dế trưởng thành từ 45 – 50 ngày là bắt đầu sinh sản, sau khoảng 10 ngày tiếp theo thì sẽ nở con.

Hiện tại mỗi tháng ông Tỉ cung cấp từ 300 - 400kg dế thương phẩm cho thị trường.

Trừ mọi chi phí thu về khoảng 40 – 50 triệu đồng tiền lãi.

Ông đã giúp đỡ nhiều người trong làng, xóm, bạn bè khắp nơi thoát nghèo từ  việc nuôi dế thương phẩm.

 Giải quyết bài toán thị trường  

Dế là nguồn thực phẩm giầu dinh dưỡng, thịt dế thơm, ngon và ngậy bùi… do được nuôi trong môi trường sạch, thức ăn sạch nên  thịt dế rất bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy trong thành phần Protein của dế mèn có chứa một loại acidamin không thay thế như cysteine và methionine, ngoài ra còn chứa một lượng caxi khá lớn.

Thịt dế có tác dụng chữa bệnh như: Bệnh nhiễm độc nước tiểu, tiểu đường, gan nhiễm mỡ… và một số bệnh khác.

Hàm lượng chitin của dế trưởng thành chiếm 87 % có chất lượng tốt hơn so với chitin của tôm và cua rất phù hợp với trẻ em và người già.

Một số nhà máy chế biến thực phẩm của các nước đã sử dụng thịt dế dạng  nghiền nhỏ hoặc chế biến thành bột dinh dưỡng dành cho trẻ em và người lớn…

Tại Việt Nam, trong các quán ăn, nhà hàng hay trên các bàn nhậu cũng đã xuất hiện các món ăn chế biến từ con dế.

Tuy nhiên, nhiều người còn e dè hoặc chưa được biết đến những giá trị dinh dưỡng của nó vì thế người nuôi dế còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình mở rộng và tiêu thụ sản phẩm.

Tư thương họ nắm được điểm yếu nên ra sức ép giá dẫn đến tình trạng giá cả bấp bênh.

 Có thời điểm 1kg dế bán được 350.000 đồng, khi thì chỉ còn 200.000 đồng, có lúc lại chỉ còn 100.000 đồng.

Ông Tỉ chia sẻ: “nghề nuôi dế không hề khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải có sự nhẫn lại, sự quyết tâm cao.

Vì nếu chẳng may thời tiết không ủng hộ dế đậu ít, sản lượng thấp người nuôi vẫn phải vui vẻ chấp nhận hoặc khi nuôi được nhiều nhưng giá cả thất thường cũng không được phép nản lòng… làm được như vậy tức là bạn đã thành công”.

 Bà con nông dân và các nhà đầu tư có nhu cầu về nuôi dế và tiêu thụ sản phẩm về dế xin liên hệ với trang trại chúng tôi theo địa chỉ: Vũ Văn Tỉ, thôn Linh Đông3, xã Tiền Phong, huyện Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng.

ĐT:01685393540 hoặc 01659849150.


Có thể bạn quan tâm

Tiền Giang tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi Tiền Giang tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi

Từ đầu tháng 4/2015 đến nay, liên tục trong 02 đợt thu mẫu giám sát mầm bệnh tại số kênh cấp của vùng nuôi tôm tập trung trên địa bàn của huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) cho thấy tỷ lệ mẫu nhiễm vi rút gây bệnh đốm trắng rất cao (chiếm trên 80% số mẫu giám sát), kết hợp với tình trạng nắng nóng từ đầu tháng tư đến nay và dự báo là sẽ còn kéo dài chính là điều kiện bất lợi dễ dẫn đến tình trạng lây lan dịch bệnh trên tôm nuôi.

14/04/2015
Mùa sứa này... Mùa sứa này...

Hàng năm vào mùa sứa biển, vùng biển xã đảo Quan Lạn (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) lại trở nên tấp nập, nhộn nhịp. Mỗi ngày, ở đây có đến hàng trăm tàu, thuyền, mủng đánh bắt sứa; sản lượng ước tính 7 - 8 vạn đầu con. Tuy nhiên, mùa sứa năm nay ở Quan Lạn được cho là buồn nhất trong 5 năm trở lại đây, bởi mức tiêu thụ giảm mạnh.

14/04/2015
Be bờ dùng chà bổi để khai thác chình giống Be bờ dùng chà bổi để khai thác chình giống

Thời gian gần đây, cùng với việc ban đêm dùng lưới để xúc chình, thì người dân ở 2 xã An Thạch và An Dân (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) còn sử dụng bao tải chứa cát be bờ và dùng chà bổi để chặn bắt chình giống vào ban ngày.

14/04/2015
Lai Châu chủ trương phát triển nuôi cá nước lạnh Lai Châu chủ trương phát triển nuôi cá nước lạnh

Tỉnh Lai Châu sẽ quy hoạch phát triển theo khu vực tập trung và phân tán cho từng loại cá hồi và cá tầm tại một số địa phương.

14/04/2015
Tập huấn nuôi tôm sạch Tập huấn nuôi tôm sạch

Sáng 11/4, Hội Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với huyện Năm Căn tổ chức hội thảo tập huấn nuôi tôm sạch và bền vững, không sử dụng kháng sinh, hóa chất khử trùng, diệt tạp, giáp xác. Có trên 200 hộ nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm quảng canh cải tiến trên địa bàn huyện Năm Căn tham gia.

14/04/2015