Phí, phụ phí xuất nhập khẩu giảm không đáng kể

Ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Tài chính - cho biết: Thủ tục XNK hàng hóa theo “Cơ chế một cửa quốc gia” đã giúp thời gian thông quan hàng hóa giảm trung bình từ 23 ngày trước đây xuống còn 12-13 ngày.
Nếu nhân số ngày hàng hóa chờ thông quan đã giảm, không phải lưu ở cửa khẩu hay bến cảng với 6,7 triệu lô hàng XNK doanh nghiệp thực hiện trong năm 2014, khoản chi phí tiết kiệm được không nhỏ.
Bên cạnh đó, việc làm thủ tục cấp chứng nhận C/O FormD ưu đãi đối với hàng hóa XNK có xuất xứ ASEAN (Bộ Công Thương quản lý) hoặc các thủ tục liên quan do các bộ, ngành khác quản lý trên Cổng Thông tin một cửa quốc gia, ước tính doanh nghiệp giảm được thời gian và chi phí hành chính từ 15-30% so với trước.
Tuy nhiên, đánh giá 6 tháng triển khai thực hiện Nghị quyết số 19 ngày 12/3/2015 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia giai đoạn 2015-2016, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, cải cách thủ tục hải quan và quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa XNK khẩu chưa đạt yêu cầu đề ra.
Ngoài vướng mắc, bất cập về thủ tục hành chính, các loại phí, nhất là phí đối với hàng hóa XNK, doanh nghiệp vẫn chưa hài lòng.
Theo phản ánh của một số doanh nghiệp, để hoàn thành thủ tục một lô hàng XNK họ vẫn phải chi trả khoảng trên 20 loại phí chính thức và không chính thức.
Các chuyên gia dự án Quản trị Nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (GIG) dẫn báo cáo khảo sát về chỉ số thương mại qua biên giới (TAB) phản ánh: Có tới 95,5% doanh nghiệp cho rằng tổng chi phí hoàn thành XNK một lô hàng (chưa kể thuế, cước phí vận tải quốc tế, bảo hiểm) trong năm 2015 không thấp hơn, thậm chí còn cao hơn năm 2014; 86% doanh nghiệp cho biết chi phí kiểm dịch vẫn như năm 2014 hoặc cao hơn; 97,4% doanh nghiệp đánh giá chi phí kiểm tra an toàn thực phẩm vẫn như năm 2014…
Bên cạnh đó, hàng hóa XNK còn bị nhiều hãng tàu vận tải áp các loại phí, phụ phí ở mức cao với tổng chi phí cao gấp 2-3 lần cước vận tải.
Bà Đặng Phương Dung - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may – bức xúc: Các hãng tàu đã thu phí vận đơn (B/L) còn thu phí chứng từ, phí CFS (phí hàng lẻ), phí nâng hạ container, phí đại lý, phí dịch vụ xếp dỡ container…
Doanh nghiệp Việt Nam XNK thường bán giá FOB, mua giá CIF.
Tuy không trả cước vận chuyển nhưng phải trả phí, phụ phí nên các hãng tàu thường tăng mọi chi phí vào phí, phụ phí.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, trên cây lúa ở các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên thường xuất hiện một số dịch bệnh rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá, bọ trĩ, đục thân, đạo ôn...

Trong khi nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn cả nước đang gặp khó khăn thì người dân ở thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) lại đang làm giàu từ nghề nuôi bò sữa.

Để lai tạo và cải thiện chất lượng đàn bò thịt, những năm qua nước ta đã tiến hành thụ tinh nhân tạo (TTNT) cho bò. Tuy nhiên, nguồn cung trong nước còn hạn chế, nước ta ngày càng phụ thuộc vào nguồn tinh nhập khẩu.

Về thị trấn Thuận An (Phú Vang - Thừa Thiên Huế) không ai không biết đến anh nông dân Võ Quý ở thôn Tân An. Không chỉ là Chi hội trưởng Hội Nông dân năng nổ, anh còn là một trong những tấm gương nông dân vượt khó, vươn lên làm giàu của huyện Phú Vang.

Giá cá lóc nuôi bán lẻ tại các chợ lớn trung tâm huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh An Giang dao động từ 45.000 – 50.000 đ/kg. Trong khi đó, giá mua của thương lái tại đồng chỉ 35.000 – 37.000 đ/kg, không tăng so cùng kỳ năm ngoái. Nếu hạch toán chi phí giá thành sản xuất, người chăn nuôi không có lời và còn lỗ công lao động.