Phí, phụ phí xuất nhập khẩu giảm không đáng kể

Ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Tài chính - cho biết: Thủ tục XNK hàng hóa theo “Cơ chế một cửa quốc gia” đã giúp thời gian thông quan hàng hóa giảm trung bình từ 23 ngày trước đây xuống còn 12-13 ngày.
Nếu nhân số ngày hàng hóa chờ thông quan đã giảm, không phải lưu ở cửa khẩu hay bến cảng với 6,7 triệu lô hàng XNK doanh nghiệp thực hiện trong năm 2014, khoản chi phí tiết kiệm được không nhỏ.
Bên cạnh đó, việc làm thủ tục cấp chứng nhận C/O FormD ưu đãi đối với hàng hóa XNK có xuất xứ ASEAN (Bộ Công Thương quản lý) hoặc các thủ tục liên quan do các bộ, ngành khác quản lý trên Cổng Thông tin một cửa quốc gia, ước tính doanh nghiệp giảm được thời gian và chi phí hành chính từ 15-30% so với trước.
Tuy nhiên, đánh giá 6 tháng triển khai thực hiện Nghị quyết số 19 ngày 12/3/2015 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia giai đoạn 2015-2016, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, cải cách thủ tục hải quan và quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa XNK khẩu chưa đạt yêu cầu đề ra.
Ngoài vướng mắc, bất cập về thủ tục hành chính, các loại phí, nhất là phí đối với hàng hóa XNK, doanh nghiệp vẫn chưa hài lòng.
Theo phản ánh của một số doanh nghiệp, để hoàn thành thủ tục một lô hàng XNK họ vẫn phải chi trả khoảng trên 20 loại phí chính thức và không chính thức.
Các chuyên gia dự án Quản trị Nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (GIG) dẫn báo cáo khảo sát về chỉ số thương mại qua biên giới (TAB) phản ánh: Có tới 95,5% doanh nghiệp cho rằng tổng chi phí hoàn thành XNK một lô hàng (chưa kể thuế, cước phí vận tải quốc tế, bảo hiểm) trong năm 2015 không thấp hơn, thậm chí còn cao hơn năm 2014; 86% doanh nghiệp cho biết chi phí kiểm dịch vẫn như năm 2014 hoặc cao hơn; 97,4% doanh nghiệp đánh giá chi phí kiểm tra an toàn thực phẩm vẫn như năm 2014…
Bên cạnh đó, hàng hóa XNK còn bị nhiều hãng tàu vận tải áp các loại phí, phụ phí ở mức cao với tổng chi phí cao gấp 2-3 lần cước vận tải.
Bà Đặng Phương Dung - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may – bức xúc: Các hãng tàu đã thu phí vận đơn (B/L) còn thu phí chứng từ, phí CFS (phí hàng lẻ), phí nâng hạ container, phí đại lý, phí dịch vụ xếp dỡ container…
Doanh nghiệp Việt Nam XNK thường bán giá FOB, mua giá CIF.
Tuy không trả cước vận chuyển nhưng phải trả phí, phụ phí nên các hãng tàu thường tăng mọi chi phí vào phí, phụ phí.
Có thể bạn quan tâm

Từ khi còn làm lái xe tắc-xi, rong ruổi khắp nơi, anh Nguyễn Ngọc Thức đã khát khao tìm được việc gì đó để có thể làm giàu trên quê hương mình. Sau một thời gian tìm hiểu, năm 2008, anh quyết tâm kinh doanh mô hình nuôi bồ câu Pháp. Ban đầu, với chút vốn liếng giành giụm được và sự hỗ trợ của gia đình, anh Thức mua 400 cặp bồ câu giống với giá 300.000 đồng/cặp về nuôi thử. Một thời gian sau, thấy có triển vọng, anh quyết định mở rộng kinh doanh, mạnh dạn vay vốn từ nhiều nguồn để phát triển con giống.

Vải Lục Ngạn (Bắc Giang) là đặc sản có tiếng, tuy nhiên ngoài việc tiêu thụ trong nước, loại quả này lâu chỉ có Trung Quốc là thị trường chính. Năm nay thời tiết thuận lợi nên năng suất tốt, nhưng đi kèm với đó là nỗi lo được mùa mất giá.

Sáng ngày 24/11/2014, Trạm khuyến nông huyện Châu Phú tổ chức hội thảo mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò tại hộ anh Trần Văn Mỹ ấp Mỹ Quí xã Mỹ Phú. Buổi hội thảo có đại diện công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang, các ngành chuyên môn của huyện và hơn 50 bà con nông dân trong huyện đến dự.

Số diện tích này là do xã vận động 971 hộ dân góp đất tham gia dự án. Xã đã giao thầu toàn bộ diện tích ao nuôi cho các doanh nghiệp: Công ty TNHH Việt Tiến, Công ty TNHH Thái Bình Dương và Công ty CP Hoàng Gia để tổ chức sản xuất.

Hai thủ phủ trồng cây cacao lớn nhất là Bến Tre và Đắk Lắk đang cố gắng vực dậy loại cây trồng này, vì thời gian qua người trồng đã chặt bỏ với diện tích hơn 50%. Chẳng hạn, tại Bến Tre, trước đây có gần 10.000 ha cacao thì này giảm còn 5.000 ha, còn tại Đắk Lắk trước đây diện tích loại cây trồng này lên đến 6.000 ha thì nay giảm mạnh còn khoảng 2.000 ha.