Phí kiểm dịch gà giống bố mẹ nhập khẩu chỉ 3,38 triệu đồng mỗi lô

Ngày 30/6/2015 Báo Tuổi trẻ có bài viết “Ngành Thú y có quá nhiều loại phí”; trong đó có đưa thông tin về phát biểu của ông Âu Thanh Long, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ nói rằng “ngay từ khi nhập khẩu gà giống bố mẹ về nuôi sinh sản, các công ty đã phải bỏ ra một chi phí khá lớn vào khoảng 50 triệu đồng/lô/lần cho giấy phép nhập khẩu các loại chưa bao gồm chi phí xét nghiệm, đưa đón cán bộ thú y và trung tâm vệ sinh thú y trước và trong thời gian cách ly gà nhập 45 ngày, phí sân bay, lưu kho vận chuyển... khoảng 50 triệu đồng nữa là 100 triệu đồng”.
Ngay sau khi có thông tin nêu trên, Cơ quan Thú y vùng VI và Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương II thuộc Cục Thú y (là những đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện việc kiểm dịch và kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y nơi nuôi cách ly kiểm dịch gà giống ở vùng Đông Nam bộ) đã rà soát việc thu phí gà giống bố mẹ nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam.
Kết quả rà soát, tổng hợp về việc thu phí cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2015, có 48 lô gà giống bố mẹ của 11 công ty nhập khẩu vào vùng Đông Nam bộ để nuôi làm giống (bình quân mỗi lô gà giống nhập khẩu khoảng từ 11 - 35 nghìn con).
Cơ quan Thú y vùng VI đã thực hiện việc kiểm dịch và thu phí bình quân khoảng 2,3 triệu đồng/1 lô gà giống nhập khẩu (bao gồm các loại phí: Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm như Cúm gia cầm thể độc lực cao, Bạch lỵ gà, Ho thở mạn tính ở gà; kiểm tra lâm sàng; lệ phí cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu; đi lại kiểm tra, giám sát...).
Đồng thời, Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương II đã tổ chức kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y 31 nơi nuôi cách kiểm dịch cho các lô gà giống nhập khẩu và thu phí tổn kiểm tra khoảng 1,6 triệu đồng/lần/nơi cách ly kiểm dịch (bao gồm chi phí cho việc kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y ở khu vực nuôi cách ly, đi lại…).
Tổng số phí tổn cho việc kiểm dịch và kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y nơi cách ly kiểm dịch 48 lô gà giống nhập khẩu là 162,6 triệu đồng (bình quân mỗi lô gà giống chỉ phải chi phí 3,38 triệu đồng).
Như vậy, thông tin của ông Âu Thanh Long, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ cung cấp cho Báo Tuổi trẻ là không có cơ sở và không chính xác (theo quy định hiện hành cũng không có bất kỳ hạng mục thu phí, lệ phí nào lên đến hàng chục triệu đồng/lô gà nhập khẩu).
Với biện pháp quản lý, giám sát, kiểm tra, xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm đối với các lô gà giống bố mẹ nhập khẩu nhằm ngăn chặn dịch bệnh xâm nhiễm từ nước ngoài vào Việt Nam, trong thời gian qua tình hình dịch bệnh cúm gia cầm trong nước đã được kiểm soát và khống chế.
Trong cả 6 tháng đầu năm 2015 chỉ có trên 8 nghìn con gia cầm mắc bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao bị tiêu hủy; trong khi đó hàng chục nước trong khu vực, trên thế giới đã bùng phát dịch bệnh cúm gia cầm và đã phải tiêu hủy hàng trăm triệu con gia cầm.
Có thể bạn quan tâm

Dù đang trong thời điểm không cấm ngư dân bẫy tôm hùm con, nhưng việc chặt chẽ trong quá trình giám sát sẽ góp phần giúp thói quen làm nghề của ngư dân đi vào nề nếp, hiểu biết luật pháp và quan trọng là giữ môi trường biển không bị ô nhiễm.

Hai tháng nay, thông tin sử dụng chất cấm trong chăn nuôi rộ lên tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Tại Khánh Hòa, đến thời điểm này, các cơ quan chức năng chưa phát hiện trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Thị trường heo hơi đã bắt đầu tăng nhiệt trở lại sau nhiều tháng liên tục giảm giá. Tại Hậu Giang, hiện giá heo hơi được thương lái mua với giá từ 40.000 - 41.000 đồng/kg, tăng từ 2.000 - 4.000 đồng/kg so với cách đây nửa tháng.

Mô hình nuôi vịt trời của gia đình anh Nguyễn Hữu Quốc, xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho hiệu quả kinh tế cao.

Khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Châu Á Thái Bình Dương (TPP), sản phẩm chăn nuôi nhập vào thị trường trong nước có mức thuế bằng 0%. Ngành chăn nuôi sẽ phải đối mặt với một cuộc cạnh tranh gay gắt ngay trên "sân nhà".