Phí kiểm dịch gà giống bố mẹ nhập khẩu chỉ 3,38 triệu đồng mỗi lô

Ngày 30/6/2015 Báo Tuổi trẻ có bài viết “Ngành Thú y có quá nhiều loại phí”; trong đó có đưa thông tin về phát biểu của ông Âu Thanh Long, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ nói rằng “ngay từ khi nhập khẩu gà giống bố mẹ về nuôi sinh sản, các công ty đã phải bỏ ra một chi phí khá lớn vào khoảng 50 triệu đồng/lô/lần cho giấy phép nhập khẩu các loại chưa bao gồm chi phí xét nghiệm, đưa đón cán bộ thú y và trung tâm vệ sinh thú y trước và trong thời gian cách ly gà nhập 45 ngày, phí sân bay, lưu kho vận chuyển... khoảng 50 triệu đồng nữa là 100 triệu đồng”.
Ngay sau khi có thông tin nêu trên, Cơ quan Thú y vùng VI và Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương II thuộc Cục Thú y (là những đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện việc kiểm dịch và kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y nơi nuôi cách ly kiểm dịch gà giống ở vùng Đông Nam bộ) đã rà soát việc thu phí gà giống bố mẹ nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam.
Kết quả rà soát, tổng hợp về việc thu phí cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2015, có 48 lô gà giống bố mẹ của 11 công ty nhập khẩu vào vùng Đông Nam bộ để nuôi làm giống (bình quân mỗi lô gà giống nhập khẩu khoảng từ 11 - 35 nghìn con).
Cơ quan Thú y vùng VI đã thực hiện việc kiểm dịch và thu phí bình quân khoảng 2,3 triệu đồng/1 lô gà giống nhập khẩu (bao gồm các loại phí: Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm như Cúm gia cầm thể độc lực cao, Bạch lỵ gà, Ho thở mạn tính ở gà; kiểm tra lâm sàng; lệ phí cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu; đi lại kiểm tra, giám sát...).
Đồng thời, Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương II đã tổ chức kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y 31 nơi nuôi cách kiểm dịch cho các lô gà giống nhập khẩu và thu phí tổn kiểm tra khoảng 1,6 triệu đồng/lần/nơi cách ly kiểm dịch (bao gồm chi phí cho việc kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y ở khu vực nuôi cách ly, đi lại…).
Tổng số phí tổn cho việc kiểm dịch và kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y nơi cách ly kiểm dịch 48 lô gà giống nhập khẩu là 162,6 triệu đồng (bình quân mỗi lô gà giống chỉ phải chi phí 3,38 triệu đồng).
Như vậy, thông tin của ông Âu Thanh Long, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ cung cấp cho Báo Tuổi trẻ là không có cơ sở và không chính xác (theo quy định hiện hành cũng không có bất kỳ hạng mục thu phí, lệ phí nào lên đến hàng chục triệu đồng/lô gà nhập khẩu).
Với biện pháp quản lý, giám sát, kiểm tra, xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm đối với các lô gà giống bố mẹ nhập khẩu nhằm ngăn chặn dịch bệnh xâm nhiễm từ nước ngoài vào Việt Nam, trong thời gian qua tình hình dịch bệnh cúm gia cầm trong nước đã được kiểm soát và khống chế.
Trong cả 6 tháng đầu năm 2015 chỉ có trên 8 nghìn con gia cầm mắc bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao bị tiêu hủy; trong khi đó hàng chục nước trong khu vực, trên thế giới đã bùng phát dịch bệnh cúm gia cầm và đã phải tiêu hủy hàng trăm triệu con gia cầm.
Có thể bạn quan tâm

Tình trạng nông dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) còn diễn ra phổ biến, trong khi công tác quản lý việc sử dụng cũng như kinh doanh thuốc BVTV ở cơ sở còn rất hạn chế. Đó là những yếu kém được chỉ ra tại Hội nghị toàn quốc về công tác BVTV do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 29/1.

Chỉ vì mua giống cà phê trôi nổi trên thị trường, không ít nông dân ngậm ngùi nhận “trái đắng” bởi đã đặt niềm tin nhầm chỗ. Không những vốn liếng, công sức bao năm đầu tư, chăm bẵm của người dân đổ sông đổ bể mà giờ đây, họ còn phải tốn kém thêm tiền của, thời gian để phá bỏ và trồng thay thế cây mới.

Ghi nhận tại vùng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP của huyện Thanh Trì và phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai. Tại đây các diện tích rau xanh đang phát triển rất nhanh, nhất là các loại rau cải, như: Cải canh, cải ngồng, cải xanh, mồng tơi, rau thơm các loại…

Những ngày đầu tháng Chạp, các vựa nằm trong khu vực chợ đầu mối trái cây Vĩnh Kim đang chuẩn bị cho những phiên chợ cuối năm để tiêu thụ khắp nơi trong cả nước. Vốn là chợ đầu mối trái cây sôi động nhất, nhì của cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, chợ Vĩnh Kim đang chờ đón sự nhộn nhịp, tất bật vào những ngày giáp Tết Nguyên đán.

Hiện tại, huyện Chợ Lách (Bến Tre) có hơn 3.290 héc-ta chôm chôm, trong đó có hơn 2.940 héc-ta đang cho thu hoạch. Diện tích trồng chôm chôm tập trung chủ yếu ở các xã Phú Phụng, Vĩnh Bình, Sơn Định, Hòa Nghĩa, Tân Thiềng và Hưng Khánh Trung B.